Phát Hiện Thơ Cổ Thời Bắc Sơn (7000-1000 tr.c.n) [24/04/2013]
Dân Việt mỗi lần gặp đau thương, bất mãn thì kêu "Trời Ðất ơi!".
6. Trời sinh trâu thì sinh cỏ.
7. Ðất sinh giếng thì sinh mo (mo cau làm gàu múc nước).
8. Người sinh Oa thì sinh tui (Oa = O = cô, chị, dì).
9. Oa một miềng thì khôn đặng.
10. Tui một miềng thì khôn đặng.
Tác giả bài thơ cổ nhấn mạnh và lập lại hai lần 2 chữ "khôn đặng": ý nghĩa huấn từ, ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa đạo đức sâu xa, ý nghĩa quyết liệt. Có lẽ ngày nay các nhà đạo đức chân chính cũng khó có một thái độ giáo dục cương quyết như thế.
Thật tình là "khôn đặng", vì gái thiếu trai thì làm sao có con, làm sao bảo tồn sự sống với bao nặng nhọc hiểm nguy bao quanh. Trai thiếu gái thì làm ra của nhưng ai nấu ăn cho, khổ quá, lại sinh ra bao điều phiền toái rắc rối, gàn dở. Chính cái thiếu của âm dương cũng như quan niệm về Trời Ðất và Người rất phù hợp với đạo đức của Bách Việt mà Ðức Khổng Tử đã ghi chép lại, mà Lm. Kim Ðịnh và Học phái của ông đã ra sức học hỏi và phát triển.
Bước tán tỉnh tiến đến kết quả cuối cùng với 5 câu cuối, tập trung vào sự cần thiết kết hợp, giao duyên. Ðây chính là nền tảng của hôn nhân. Nó giúp loài người tồn tại, lớn lên; và tồn tại lớn lên trong hạnh phúc vui tươi. Tác giả vẫn luôn dùng những lời ví von. Nhưng lần này, trong đoạn cuối, những hình ảnh lớn lao nhất trong thiên nhiên được đưa ra. Hiện tượng đưa ra vô cùng táo bạo mà chính xác. Gió không dồn lại làm sao sinh giông bão, mây không tụ lại làm sao có mưa, người không kết hợp làm sao sống vui và lưu truyền nòi giống. Hai động tác ào ạt trong thiên nhiên đem lại sự sống cho loài người là gió (chứa dưỡng khí) và nước đang được đem ra ví von với sự kết hợp trong tình yêu và hôn nhân.
11. Gió ngoài biển hắn dồn bô (bô = vô).
12. Mây trên trời hắn ún lại (ún = tụ)
13. Oa với tui cùng cuốn lại.
14. Tui với Oa cùng cuốn lại.
15. Hai đứa miềng cùng cuốn lại.
Bài thơ kết thúc không lời kết. Loại kết này lại khơi dậy nhiều ý tưởng thầm lặng trong tâm tư người nghe, người đọc. Ðúng thế, khi con người diễn đạt đến cái tột đỉnh thì lời kết nằm trong cái tĩnh. Cái ngưng kết bất ngờ ở đây là sự chân thực mỹ mãn. Chính cái ngưng bất ngờ bảo đảm cho sự chân thật của bài văn. Văn chương ngày nay tưởng cũng khó gặp được cái chân thật tuyệt vời đến thế. Kinh qua vài điều trên, ai dám bảo con người Bách Việt cổ kém văn hóa hơn người ngày nay, ai dám bảo người Việt cổ không có một nền văn minh tinh thần như ngày nay.
Hiểu được kiến thức, tư tưởng, triết lý, tâm lý, tình yêu của người Việt cổ đại gần chục thiên niên kỷ về trước qua thơ phú của họ phải chăng là một điều kỳ thú lớn lao và cũng vô cùng độc đáo trên thế giới. Hiểu như thế, phải chăng là chúng ta đã đào xới được một nền văn minh cổ đại một cách quá toàn hảo!? Hiểu như thế là phải chăng chúng ta đã có phước quay về gặp lại tổ tiên hiền triết của chúng ta; chúng ta hãnh diện về họ; và phải sẵn sàng sống xứng đáng với tiền nhân. Từ nơi đây chúng ta cũng sẽ còn phanh phui được hàng trăm điều kỳ lạ.
Những lời dùng trong bài thơ cổ âm vang nặng giọng điệu miền quê Trung Việt, đặc biệt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Hóa (Hóa về sau bị Pháp đọc trẹo thành Huế theo thầy Nguyễn Ðãi). Ðể dễ hiểu bài thơ cổ, nhà văn An Phong Nguyễn Vân Diễn đã viết lại theo "giọng cổ" miền Trung:
1. Khoai tỏ bồn thì tốt cổ
2. Ðậu ba lá thì bừa un
3. Gà mất mạ thì lâu khun
4. Gái thiếu trai thì thậm khổ
5. Trai thiếu gái thì thậm khổ.
6. Trời sinh trâu thì sinh cỏ.
7. Ðất sinh giếng thì sinh mo
8. Người sinh Oa thì sinh tui
9. Oa một miềng thì khôn đặng.
10. Tui một miềng thì khôn đặng.
11. Gió ngoài biển hắn dồn bô.
12. Mây trên trời hắn ún lại
13. Oa với tui cùng cuốn lại.
14. Tui với Oa cùng cuốn lại.
15. Hai đứa miềng cùng cuốn lại.
Bài thơ cổ tiêu biểu này chứng minh cho chúng ta nhiều điều rất lý thú. Nó đã nói lên rằng thơ văn ca múa như có sẵn trong dòng máu dân Bách Việt từ thời tiền sử Việt Nam. Nó đã chứng minh rằng từ thời tiền sử dân Bách Việt đã sống dựa trên một nền tảng triết lý sâu xa trước vạn vật trời đất. Triết lý đó chứng minh rằng muốn tồn tại và phát triển phải có sự kết hợp để tương sinh. Quan niệm hôn nhân một vợ một chồng rất rõ ràng trong tư tưởng. Quan niệm này rất được tôn trọng với lễ lược đình đám ca múa. Như vậy bài thơ cổ đã chứng minh một giá trị nhân bản đích thật của mỗi một con người bất luận nam hay nữ, bất luận yếu hay mạnh. Chỗ đứng của sức mạnh hà hiếp bóc lột không lảng vảng ở đây được. Cuối cùng là nó đã chứng minh một giá trị văn hóa trong việc xây dựng gia đình lứa đôi, một vợ một chồng "O với tui", "tui với O", "hai đứa miềng" thôi.
Lời thơ xuất khẩu dễ dàng, hay, đẹp, đầy đủ, ngắn gọn, chỉnh, phải chăng chứng minh việc làm thơ là việc thông thường của người Việt cổ? Thơ có vận có vần có nhịp, tức dùng để ca múa. Ðiều này chứng minh rõ rệt tục lệ ăn mừng, ca múa mừng ngày trai gái lấy nhau, đó chẳng phải là nguồn gốc của hôn nhân sao? Như thế bài thơ cổ đã chứng minh một quan niệm hôn nhân cao quý của con người Việt cổ.
Phong tục đám cưới đã phát sinh từ thời tiền sử Việt Nam thời Hậu Hòa Bình chứ không còn nghi ngờ gì nữa.
Ðiều thú vị đặc biệt là qua bài thơ cổ này, chúng ta nghĩ rằng trong thời gian tiền sử, sơ sử và lịch sử tiên khởi, đất nước Bách Việt nói chung và Việt phương nam nói riêng đã có nền thi văn giàu thịnh. Ca dao, đồng dao, tục ngữ, ngạn ngữ, vè (thơ). chỉ là một phần nhỏ còn được truyền khẩu lại nhờ vào tính chất thực dụng trong đời sống hàng ngày và trong giáo dục đạo đức luân lý gia đình và làng mạc. Phần lớn văn chương cổ đã bị thất truyền. Như vậy những tên đặt ca dao, tục ngữ. để chỉ phần lưu lại của văn cổ chưa thể chính xác. Thật là không thể chính xác được, vì người ta lầm rằng ca dao, tục ngữ là hoàn chỉnh và là văn chương bình dân mới.
Như vậy văn minh thi-văn-mới, thi-văn-ca có khác gì thi-văn-viết. Chỉ khổ vì bị đô hộ nên lưu truyền hạn hẹp quá làm hậu thế khó lòng hiểu biết được. Thi-văn và giáo dục nứơc ta chắc chắn đã thịnh hành từ nhiều ngàn năm về trước đã bị thất truyền và bị Tàu cướp mất. Tàu Mông Cổ đô hộ nước ta quá sớm và quá lâu năm, cướp đất đai và đồng hóa dân Bách Việt quá nhiều.
Tàu đã lợi dụng sức mạnh dùng chữ nghĩa nhanh tay ghi lại những gì giá trị nhất của Bách Việt để làm tài sản của họ. Khổng Tử là người chân chính, ngài đã nói rằng "chỉ ghi chép những điều đã có sẵn". Rõ ràng những điều đó có sẵn đó là văn chương, triết học, giáo dục, bói toán. Lm.Kim Ðịnh gọi tất cả là Kinh Ðiển, kể cả bài thơ cổ nói trên ông cũng gọi là Kinh của Bách Việt.
TT Tưởng Giới Thạch cho nghiên cứu lại văn minh Trung Hoa, nhưng ông phải khựng lại khi đi dần lên đến Ðức Khổng Tử. Vì họ không thể tìm ra một nguồn gốc nào khác ngoài Bách Việt, mà chạm đến gốc Bách Việt thì Tàu sợ mất tất cả vì văn minh tinh thần Trung Hoa do văn minh tinh thần Bách Việt đẻ ra.
Thế nên ca dao, đồng dao, tục ngữ, ngạn ngữ. không thể gọi gọn là văn chương bình dân. Vì có nền văn học nào mà chẳng do dân gian kiến tạo, có cá nhân hay vua chúa nào làm nên đựơc văn học. Có thể người ta đã hiểu lầm phân lưu lại của văn chương cổ mà đặt tên. Chắc chắn ca dao tục ngữ ngạn ngữ. chỉ là một phần hữu dụng trong giáo dục, được dân gian chọn lọc, cắt xén từ thi văn cổ. Sở dĩ dân tộc ta yêu chuộng ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ. vì phần lớn chúng chứa đựng một nền giáo dục nhân bản có giá trị mãi với thời gian. Nền giáo dục này đã được nhắc lại trong Huấn Ðịch Thập Ðiều Thánh Dụ của vua Minh Mạng do Lê Hữu Mục biên soạn: "thiện chính, thiện giáo, tiếp vu dân tâm, thường đạo chỉ trinh, thất hưu tiên cổ" (chính sách hay, giáo dục tốt, thấm sâu vàp nhân tâm, sự vững của đạo thường giống như thời tiền cổ).
Chúng ta cứ tưởng tượng nếu truyện Kiều bị thất truyền, những thế hệ mai sau thế nào cũng đẻ ra hàng triệu ca dao ngạn ngữ rút từ truyện Kiều. Vậy ca dao tục ngữ. có thể là biểu tượng, là đại diện của một nền văn chương cổ Việt đã bị thất truyền. Tuy nhiên một phần quan trọng văn chương cổ còn được truyền tụng và đã được ghi chép lại thành sách vào thế kỷ 20. Hy vọng trong tương lai các nhà khảo cổ ngữ học, những nhà sử học, văn học có thể sẽ sưu tầm những bài thơ văn cổ hầu cùng với ca dao ngạn ngữ, để có thể làmsống lại tối đa nền thi-văn-cổ-truyền bất hủ quý báu của dân tộc Việt Nam.
Nguồn: anviettoanau.net