Cuộc sinh tồn và sự thất truyền của văn hóa Việt Cổ [28/02/2014]

Bài viết của GS.TSKH Hoàng Tuấn - Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông.


Tìm lại nền văn minh bị thất truyền

Tuy nhiên, cốt lõi của nền văn minh nông nghiệp phát triển rất sớm của dân tộc này cùng những "thuần phong mỹ tục" đi theo thì không thể xóa bỏ, nhưng đã bị "đồng hóa" vào nền văn hóa của kẻ chiến thắng, thành nền văn hóa Hán tộc, nhất là từ sau khi chữ Hán Nho được phổ biến.

Kẻ chiến thắng thống trị đã biến chúng thành sản phẩm của chính mình sau khi đã cố gắng xóa bỏ mọi vết tích của nền văn hóa Âu Lạc cổ. Tuy nhiên, các học giả lỗi lạc sau này của chính nước Trung Hoa khi viết về Lịch Toán Can Chi cũng không rõ nguồn gốc lịch này có từ bao giờ và từ đâu lại. Họ chỉ đơn thuần căn cứ vào sự ghi chép đơn giản trong Sử Ký Tư Mã Thiên sau này. Họ vẫn thắc mắc về nguồn gốc hình thành Hệ Can Chi, không hiểu vì sao "con chuột hôi hám" lại có thể đứng đầu 12 Địa Chi! (vì Tý là con chuột). Còn con Rồng (Thìn) cao quý lại phải đứng hàng thứ năm?

Đây không phải là sự phủ nhận nền văn hóa vĩ đại của nước Trung Hoa suốt quá trình lịch sử lâu dài, mà chỉ là để góp phần chứng minh sự đóng góp quan trọng của nền văn minh Việt cổ trong nền văn hóa rộng lớn của các nước Á Đông mà Trung Quốc là đại diện hiện nay. Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tác giả mong bạn đọc bổ cứu để làm sáng tỏ thêm nền văn minh Việt cổ của tổ tiên xưa đã bị thất truyền.

Sử chứng cho vùng đất rộng lớn của người Việt cổ

Nhiều tài liệu cổ của Trung Quốc cũng đã công nhận, các vùng đất rộng lớn giữa lưu vực hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử vốn là địa bàn cư trú của dân tộc Bách Việt...

Âu Việt, có chữ Âu, có thể là loại chim phổ biến trên vùng đồi núi, ven các triền sông xưa, gần giống như loài Hải Âu sau này.

Lạc Việt, có chữ Lạc, là loại Ngỗng trời hay bay từng đàn lúc chiều tà để tìm nơi trú ẩn. Từ "Lạc" sau này lại đã biến thành từ "Hạc" và trở thành con "Hạc thờ" ở các Đền - Miếu khắp đất nước từ thời xưa đến nay.

Lãnh thổ của Âu Việt và Lạc Việt: Nhiều tài liệu cổ của Trung Quốc cũng đã công nhận, các vùng đất rộng lớn giữa lưu vực hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử vốn là địa bàn cư trú của dân tộc Tam Miêu và Bách Việt, trong đó dân tộc Việt Thường ở phía Nam lưu vực sông Dương Tử, từ hồ Động Đình và Phiên Dương (thuộc tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc và Lưỡng Quảng ngày nay) trở xuống là đã có một nền văn minh lúa nước rất phát triển.

Dựa theo nhiều công trình nghiên cứu về cổ sử và dân tộc học châu Á của nhiều học giả trên thế giới đều có kết luận chung rằng: Người Hoa xưa kia vốn là một bộ tộc du mục thiện chiến ở phía Tây Bắc Trung Quốc, đã sớm thôn tính các quốc gia lân cận thành lập một liên bang rộng lớn miền Bắc Trung Quốc, sau tràn xuống chiếm hết vùng Trung Nguyên và cả miền nam Trung Quốc hiện nay. Thời kỳ tiền sử xa xôi đó, ở lưu vực hai con sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử của Trung Quốc, vốn là địa bàn cư trú của các dân tộc gọi là Tam Miêu và Bách Việt. Gọi là Bách Việt không phải nhất thiết là có 100 giống Việt mà số 100 chỉ là để chỉ nhiều bộ tộc Việt khác nhau chuyên nghề chài lưới, đánh cá và trồng lúa nước, cùng chung sống ở khắp lưu vực các sông này khi xưa mà thôi.

Ngay trên mảnh đất nhỏ hẹp còn lại là nước Việt Nam ngày nay, ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn tới hơn 50 dân tộc thiểu số anh em khác sinh sống. Như thế thì vào thời cổ đại từ "Bách Việt" chắc chắn là để chỉ vài trăm dân tộc chung sống trên một địa bàn rộng lớn và có nền văn hóa gần giống nhau. Dân Bách Việt xưa gồm: Âu Việt có Miến, Thái, Lào... Miêu Việt có Mèo, Mán, Lô Lô... Lạc Việt có Việt, Mường, Tày, Thổ... Tất cả các chủng Việt này gọi chung là Bách Việt. Sách Trung Quốc xưa còn gọi họ là Viêm Việt (vì họ tìm ra lửa đầu tiên, biết chế tác nhiều thứ từ "lửa" nên gọi là "viêm" - có nghĩa là nhiệt, nóng).

Vì các dân tộc này chiếm cứ khắp vùng Trung Nguyên từ lâu đời, nên họ đã có một nền văn minh lúa nước rất phát triển. Để phục vụ cho nghề nông tất yếu họ phải hiểu biết khá tốt về thiên văn lịch toán và không thể không có chữ viết. Dân tộc Hán dưới thời vua Nghiêu gọi chữ của họ là chữ "Khoa Đẩu, (có lẽ vì chữ buổi sơ khai chỉ là những ký hiệu "chấm trắng" và "chấm đen" nối nhau cùng những vạch đứt và vạch liền, trông giống như những con nòng nọc (• ). Đây cũng chính là các chữ số ghi bằng các ký hiệu trên trong hai bảng Hà Đồ và Lạc Thư cổ.

Sử gia Trung Quốc Chu Cốc Thành trong cuốn "Trung Quốc Thông Sử" của ông cũng viết rằng: "Viêm tộc (chỉ dân Tam Miêu và Bách Việt) đã bước vào nước Tàu trước theo sông Dương Tử. Thoạt đầu chiếm 7 tỉnh Trường Giang rồi tỏa lên phía Bắc chiếm 6 tỉnh Hoàng Hà, rồi lan xuống miền Nam chiếm 5 tỉnh Việt Giang, gồm tất cả 18 tỉnh. Vì thế, khi Hoa tộc vào thì Viêm Việt đã cư ngụ khắp nơi... Mãi sau Hoa tộc mới theo sông Hoàng Hà chiếm 6 tỉnh miền Bắc đẩy dân Tam Miêu đi, rồi mới tỏa xuống phía Nam đẩy lùi Viêm Việt"...

Sự xâm lăng này của Hoa tộc kéo dài nhiều ngàn năm mới đồng hóa nổi các dân tộc phía Nam.

Theo sử gia Mỹ Harald Wiens, tại Đại học Yale (Mỹ), trong cuốn "Chinese expansion in South China" cũng viết: "Viêm Việt đã vào nước Tàu theo ngọn sông Dương Tử miền nước Thục. Vì thế cũng gọi văn minh Viêm Việt là văn hóa Thục Sơn. Trong 600 sắc tộc được nghiên cứu thì nổi bật là Thái và Việt. Thái nổi về chính trị còn Việt nổi về văn hóa".

Như vậy, theo các sử gia lớn trên thì dân Bách Việt đã cư trú trước khắp miền Nam Trung Hoa hiện nay. Trước thời đại Hạ Vũ, nước Tàu mới chỉ là một châu: Châu Đào Dương do vua Nghiêu cai trị, hiệu là Đào Đường. Từ Hạ Vũ về sau mới mở rộng đất đai ra vùng Hoa Hạ và nước Tàu xưa mới trở thành nước Trung Hoa rộng lớn.

Trước nạn bành trướng của người Hán dân Văn Lang xưa luôn tìm cách "cống nạp" để mong bang giao và cầu hòa. Năm thứ 6 đời Thành Vương nhà Chu (tức năm Tân Mão - 1.110 trước CN), sử Trung Quốc cổ cũng chép: "Phía Nam Giao Chỉ có người Việt Thường sang dâng chim Trĩ, qua ba lần thông ngôn, nói rằng: Đường xá xa xôi, non sông cách trở, sợ rằng một lần thông sứ không hiểu tiếng nhau, cho nên phải qua ba lần thông ngôn để sang chầu... Chu Công nói: Đức trạch không khắp tới nơi, người quân tử không nhận lễ sơ kiến. Chính lệnh không khắp tới nơi, người quân tử không nhận người ấy xưng thần... Đến khi sứ giả về quên mất đường, Chu Công cho làm xe chỉ nam... sứ giả đi xe ấy theo đường biển... đầy năm trời mới về đến nước" (Ngự phê thông giám tập lãm - quyển 3 tờ 10).

Như vậy, sứ giả Việt Thường trên phải đi đường biển gần một năm mới về đến nước, rất có thể là sứ thần của các bộ tộc Lạc Việt tận miền lưu vực đồng bằng Bắc bộ ngày nay.

Theo Kiến thức

liên kết website

đối tác

GIA PHUC SS Sunny mountain TC Kinh tế Châu Á - TBD