Ngôn Ngữ Việt Nam [22/04/2013]

1.Qui tắc Vo ( qui tắc 1): Đưa từ đa âm tiết (của ngôn ngữ chắp dính) vào trong cái Vò của Việt gọi là Vò Việt là một cái “Nôi khái niệm” để vo tròn như vo gạo trong cái rá, từ đa âm tiết sẽ bị rụng những phụ tố đầu đuôi để chỉ còn mỗi cái “Lõi” thành một “ Lời” là một Từ đơn âm tiết.

2.Qui tắc Nở ( qui tắc 2) : Một từ đơn âm tiết là một cái “Tế” ở trong “Nôi khái niệm” là cái bầu, cái “Tế” ấy sẽ tự sinh sản theo kiểu tách đôi như cách sinh sản của tế bào thành “Tiếng” là một “Từ” hai âm tiết dính nhau không thể đảo ngược thứ tự khi phát âm, gọi là “từ dính” , mang khái niệm lấp-lửng. Rồi từ “dính” đó mới tách rời hẳn thành hai từ đơn âm tiết nữa, một từ mang tính Âm và từ kia mang tính Dương

3.Qui tắc Nút ( qui tắc 3) : Là phối tố đầu, theo kiểu “Biến phụ âm đầu mà bất biến âm vận đuôi”. Tôi gọi là qui tắc “Nút” vì có mỗi một cái chai rượu thì trước sau gì nó cũng gọi là chai, chỉ có cái Nút ở đầu nó thì cứ việc thay đổi bao nhiêu kiểu nút khác nhau mà chẳng được.

4.Qui tắc Rút ( qui tắc 4): Là phối tố đuôi, theo kiểu “ Biến âm vận đuôi mà bất biến “cái Có phụ âm đầu” hoặc “cái Vắng phụ âm đầu”. Tôi gọi nó là qui tắc “Rút” vì có mỗi một cái máy xe thì thương hiệu ( cái “Có phụ âm đầu”) và số ( cái “Vắng phụ âm đầu”, vì số có khi đã cà để làm cà vẹt rồi, có khi chưa cà) của nó là cái đầu, đã đăng ký rồi nên phải bất biến, còn cái ruột nó thì cứ việc rút mà đổi đồ lô, đồ nhái gì mà chẳng được ( đồ Lô=đồ Lõi= đồ Lọi=đồ Nọi= đồ Nội, Tây nó mượn của Ta nó phải gọi là Local chứ Từ Việt là bao la từ thời cổ đại). Người Việt vẫn nói Lục Lọi nghĩa là lục từ trong ra.

5.Qui tắc Lướt ( qui tắc 5): Là lướt một cụm từ gồm hai hay nhiều từ hoặc thậm chí cả một câu dài thành một từ hoặc một cụm từ đồng nghĩa.

6.Qui tắc Tháp ( qui tắc 6): Là ghép hai từ đồng nghĩa dị âm lại với nhau thành một từ đồng nghĩa có hai âm tiết theo qui luật từ đơn âm nào đã dùng trước trong tiếng Việt thì đứng trước trong từ ghép, từ ghép ấy nhấn mạnh ý hơn tức “nhiều”, “nhiều loại cùng loài ấy”. Tôi dùng chữ “Tháp” của nông dân ghép cây, rất chính xác, tức đặt tiếp theo cái cũ mà sẽ cho hiệu quả cao hơn .

7.Qui tắc Lặp (qui tắc 7): Là lặp lại một từ thành từ có hai âm tiết ( đương nhiên đồng âm) cùng ý nghĩa nhưng nhấn mạnh hơn.

Tôi nêu ra QT trên của tiếng Việt và thấy Từ Việt là bao la. Để kiểm chứng lại phát hiện của Nhạn Nam Phi về chữ nôm Việt Nam khắc trên gươm của Câu Tiễn là Gươm =Kiếm đều là tiếng Việt, tôi theo qui tắc 3 và 4 nêu trên, có được cái nôi khái niệm sau:
( Gươm=Đướm=Đâm=Châm=Chĩa=Chỉ=Chọt=Chọc=Chuốt=Chích=Chém=“Chén” - của người Quan thoại phát âm theo, không chuẩn, vì họ không có âm ngậm môi,= Kèm=Kiêm=Kiếm=Kiềm). Rõ ràng là trong nôi khái niệm này các từ đều mang khái niệm về bản thể cây gươm và các công năng của gươm, “đướm” là “đẫm rướm máu”, trừ từ “chén” của tiếng Quan thoại là trật, bị phát hiện là từ lạ trong cái nôi khái niệm này ngay, do họ mượn từ “chém” của tiếng Việt, nhưng phát âm sai là “chén” vì họ không nói được âm ngậm môi như tộc Việt.

Ví dụ khác, dùng QT 3 và 4 kiểm tra “đối thoại” là gì:
Đối thoại là dùng Lời (tiếng Việt), Lời mà lại được Lợi=được Lớn; 
Đối thoại là dùng La (tiếng Đài Loan), La mà lại được Lợi=được Lớn; 
Đối thoại là dùng Na( tiếng Nhật Bản-“ ha-Na-xư”),Na mà lại được Nắm= =được Lắm=được Lợi= được Lớn; 
Đối thoại là dùng Yán (tiếng Trung Quốc), Yán mà lại được Yên=được Lên=được Lợi=được Lớn. 
Xem trên thấy rõ cấp độ gần gũi của các ngôn ngữ láng giềng. Tiếng Việt và tiếng Đài Loan thì chỉ nói ra là từ “ Lời” là đạt ngay “ Lợi Lớn” rồi; tiếng Nhật Bản và tiếng Trung Quốc thì phải nhảy qua hai bước thì “Lời” mới đạt “Lợi Lớn”, khi diễn tả bằng tiếng Việt theo QT. Vậy chẳng phải ngôn ngữ đã từ Nam ra Bắc đó sao? Như vậy là Tôi đã chứng minh được cho nhận định của các nhà khoa học: ngôn ngữ đã từ ĐNÁ đi ra Bắc đến tận Hoàng Hà. (Trong phát âm thì người VN phát âm dễ tiếngQuảng Đông, tiếng Mân Nam, tiếng Đài Loan và tiếng Nhật vì không thấy âm lạ, nhưng phát âm tiếng Trung Quốc thì gặp một số âm lạ rất khó phát âm). Câu tiếng Đài Loan: “Khắp Chúng Ọc Tai Oan Gí, Cả Việt Lâm Gí” hiểu được ngay là “Chúng Ta Học Đài Loan Gọi, Cả Việt Nam Gọi”. Câu tiếng Nhật “ Ni-hôn Gô Ga, Bê-tô-Na-mư Gô Ga, Ô-na-di Đế-xư Nế” hiểu được ngay là “Nhật Bản Gọi Cả, Việt Nam Gọi Cả, Na-ná dống Đấy Nhé”. Người Việt Nam, Quảng Đông, Đài Loan, Nhật Bản còn chung nhau một tiếng “hầy” nghĩa là “phải”.

Cứ theo QT 3 và 4 mà dẫn thì mỗi một khái niệm trong Việt ngữ là một “nôi khái niệm” có đến hàng chục từ cùng khái niệm mà sắc thái khác nhau nên rất chi ly, trong số hàng chục từ đó, Hán ngữ chỉ mượn có một từ. Còn để diễn tả được các sắc thái kia thì phải ghép từ mượn đó với một từ khác thành từ ghép là hai âm tiết. Ví dụ khái niệm “Ra”, theo QT sẽ dẫn được như sau: Ra=Re=Rời=Rẽ=Vẽ=Vỡ=Vỗ=Sổ=San=Say=Sót=Sập=Sau=Xấu=Xóa=Xuất=Xảy=Chảy=Chênh=Chệch=Cho=Chi=Đi=Đẻ=Đâm=Đầu=Đào=Điều=Đến=Đưa=Thừa=Thành=Thú=Thụ=Thức=Thoát=Thay=Theo=Trèo=Trái= =Trật=Trội=Trốn=Trút=Bút=Bứt=Bật=Bỏ=Có=Kết=Cất=Lật=Lạ=Lại=Lấy=Làm=Lên=Lòi=Ló=Lộ=Tố=Khổ=Khỏi=Khai=Khoáy=Khá=Hả=Hở=Hết=Hơn=Hơi=Dôi=Giỏi=Dư=Dự=Dẫn=Dãn=Dăn=Ăn=Yết. Trong đó mỗi từ đơn âm tiết đã bao hàm cả ý “ra”, nhưng Hán ngữ thì phải ghép từ “xuất”, mà phát âm là “txu”, với một từ khác, thành từ ghép mới diễn tả được sắc thái của những từ kia.

Cũng theo QT mà dẫn thì thấy kết cấu mọi cặp từ như Đất Nước, Đất Trời, Đầu Óc, Cối Chầy, Mẹ Cha đều là từ chế độ mẫu hệ của loài người, từ tiếng ru con “Ầu Ơ…” của mẹ mà ra:

Ầu=Âu=Bầu=Đầu=Đậu=Đất=Thật=Thôn=Khôn=Khuông=Ruộng=Vuông= =Văn=Khăn=Khối=Cối=Mồi=Mớm=Mẹ
Ơ=Cơ=Cóc=Óc=Nóc=Nước=Lược=Lạc=Lang=Quang=Quan=Càn=Còn=..=Tròn=Trời=Thời=Thờ=Thầy=Chầy=Cha

Như vậy từ “Âu Cơ” là có trước. Rồi sau đó người Việt mới lấy các từ của mình để đặt tên cho các con chim mình yêu thích vì nó gắn bó với mình trên đồng ruộng như chim Âu gốc từ “Ầu”; chim Cò, chim Lạc gốc từ “Ơ”=Cơ. Chứ lấy phiên âm từ “Hán tự”, vạn năm sau mới có, để giải thích nguồn gốc từ “Âu Cơ”, tôi cho là giải thích ngược.

Cũng kết cấu “Ầu Ơ” của mở đầu lời ru con mà chia thành Đất Trời. Đất là Mẹ, chỉ sinh ra bản thể con người, còn Trí của con người là do Trời sinh, nên tiếng Việt có câu thành ngữ “Mẹ sinh con, Trời sinh tính”. Và Trí nó là cái phần ở Trên, nên nó là cái Ngọn chứ không phải là cái Gốc. Loài người là trí tuệ hơn muôn loài nên tiếng Việt có “Con Ngài” lái thành “Cái Ngọn”. Vì Ngọn mới là cái tiếp thu được nguyên khí từ Trời để có Trí. Giống như cái Cây viết bằng chữ Mộc 木 (người Nhật đọc chữ này là Ki, nghĩa thuần Nhật là Cây) tức nó phải Mọc, và để mọc được thì quí nhất là cái Bổn của nó, chữ Bổn 本 phải có thêm một nét Càn ,tượng Trời, ngang ở dưới để đẩy cây lớn lên. Theo QT thì Bổn=Ngồn-Ngộn=Ngọn. Cái cây mà bị chặt ngọn nó sẽ mọc ngọn khác, kiên quyết vươn lên trời để đón nguyên khí. Người xưa có câu “ hiền tài là nguyên khí quốc gia”, lại cũng có câu “dĩ nhân vi bổn” là “dựa người làm bổn”, có Bổn thì mới đầu tư được, đó là nội dung cơ bản của kinh tế học hay “kinh tế tri thức” ngày nay. Nhưng câu “lấy dân làm bổn” tức “lấy dân làm ngọn” đã bị đổi thành “lấy dân làm gốc”.
Lã Miên
Theo Lý Học Đông Phương

liên kết website

đối tác

GIA PHUC SS Sunny mountain TC Kinh tế Châu Á - TBD