Dạy chữ nào đầu tiên? [22/04/2013]
Từng có một dự án của Bộ GD ĐT đổi mới sách giáo khoa dạy vỡ lòng bắt đầu bằng chữ E. Xưa sách dạy phổ cấp chữ quốc ngữ của GS Hoàng Xuân Hãn bắt đầu bằng câu: “ O tròn như quả trứng gà. Ô thời đội mũ, Ơ thời mang râu”. Cầu này chỉ rõ cái đặc sắc của phát âm Việt là ngoài nguyên âm O của Latin còn có thêm Ô và Ơ, ngoài nguyên âm A như của Latin còn có thêm Ă và Â, ngoài nguyên âm E của Latin còn có thêm Ê (chưa kể sáu thanh điệu). Ba chữ cái nêu đầu tiên ở câu trên đã ám chỉ cái chứa chan của văn hóa Việt: (1) O là cái lõi của Tròn, để mà Tràn ra mọi phía như ánh mặt trời, như hình mặt trời và các tia trên trống đồng. (2) Ô là cái lõi của Nôi, là cái Ổ=Tổ, khởi nguồn của văn minh Việt, cũng là cái Ô bảo vệ bản sắc văn hóa Việt (“Bọc Vào”= Bao, bao kỹ là “Bao Bao”= Bảo, 0+0=1; “Vỏ Che”= Vè = Vệ. Ô=Lô=Lều=Lọng=Lán. Hán ngữ gọi cái Ô là “yu san”- che mưa, gọi cái Nôi là “yao lan”- làn lắc). (3) Ơ là lõi của Ơi, nghĩa là gọi nhiều (“Ới Ới”= =Ơi, 1+1=0), Ơi là từ dùng chung của các sắc tộc trên bán đảo Trung-Ấn, một từ nghe rất thân ái thể hiện lòng mong muốn hội nhập. Câu lục bát trên, nông dân VN từ các vùng sâu xa khắp cả nước đều thuộc lòng từ đầu những năm 40 của thế kỷ trước. Khi Trẻ Con mới lẫm chẫm biết đi, ông bà đã cầm hòn than vẽ lên viên gạch lát sân ba chữ cái đó, kèm câu ca dao lục bát trên, Trẻ Con liên tưởng ngay những thứ nó đã quá quen: quả trứng gà, cái nón, và tiếng ơi nó hằng được nghe hàng chục lần mỗi ngày. Thời “Bình dân học vụ” 1945-1955 nông dân VN còn “Rủ nhau đi học I, Tờ” vì là bắt đầu từ “trình độ A, B,C” hay ‘trình độ I, Tờ”, bắt đầu học từ “I tờ Ít”, “Tờ ít Tít”, muốn tiến xa tít phải học từ ít đến nhiều, nều không học thì sẽ “Tờ ít tít nặng Tịt” là cầm Tờ báo mà mù tịt không hiểu gì. Không hiểu tại sao ngày nay các tiến sĩ ngôn ngữ học của Bộ GD ĐT lại không tham khảo cách dạy tiếng Việt miễn phí của ông thầy dạy toán trường Bưởi là Hoàng Xuân Hãn, hay cách dạy miến phí của Bình dân học vụ xưa (Mà lại phải làm một dự án quốc gia soạn và in lại sách giáo khoa vỡ lòng bắt đầu học bằng chữ E, dự án tốn kém này còn phải mời một nữ chuyên gia ngôn ngữ học từ Hà Lan sang làm cố vấn). Nếu muốn dạy một từ đầu tiên, nên dạy từ Nôi, vì nó quá quen với Trẻ Con. Khi còn nằm ngửa trong nôi nó đã nghe hiểu để biết cái nôi là cái gì rồi, vì mỗi lần cho bú xong mẹ nó lại nói: “ Để mẹ đặt con trong nôi, nằm nghe mẹ ru, ngủ ngoan nhé”. NÔI không chỉ là Ổ của ngôn ngữ (NÔI là Nói, là nôi khái niệm). NÔI còn là Ổ của văn hóa: (1) NÔI là Nòi – nòi giống Việt, là Nối – nối dòng truyền thống. (2) NÔI là Nội, là Nỗi (tâm linh). (3) NÔI là Nồi (cộng đồng, nồi cơm chung, văn hóa ẩm thực). (4) NÔI là Nổi (ý chí vươn lên). (5) NÔI là Nước (nước nôi là H2O, bảo vệ môi trường). (6) NÔI là Nước (Nước Việt Nam). “Nôi ước nước là Nước sắc Nước”. Từ thủa nằm nôi đứa Trẻ Con đã ước ao giữ gìn mãi một Nước Việt đầy bản sắc nhân văn của Văn Lang văn hiến từ 5000 năm xưa. Khi còn Bé thì nó Bú, thiếu sữa mẹ thì nó được nuôi Bộ bằng Bột, cứ thế nó tiến Bộ để bắt đầu Bước=Vược=Vượt=Việt thành người Việt. Khi còn bé gọi nó là Trẻ Con, nó tự xưng là Con. Trẻ lớn lên thì Trẻ=Trĩ=Tí=Tao=Ta=Ngã, là cái bản ngã của nó. Con lớn lên thì Con = Cau (tiếng Philippin)= Cao (tiếng Vân Kiều)= Quan = Quân, là nó làm vua chính nó. Nó sinh ra đã là một cái Sáng để mà Sống. Sáng=Choang=Quang=Láng=Lượng=Linh=Minh. Nên mới gọi nó là “Kẻ Minh” = Kinh, và nó tự xưng là “Một Kinh” = Mình. Trong mình nó có trí tuệ là hai cái Minh nên “Minh Minh” = Mình, 0+0=1. Cái trí tuệ Minh dương tức “Ta Dương” = Tướng thì nó phát tiết ra ngoài, gọi là Tướng Mặt = Tướng Mạo. Còn cái trí tuệ Minh âm tức “Ta Âm” = Tâm thì nó lặn trong sâu, thành ngữ có câu “Sông sâu còn có kẻ dò. Lòng người thăm thẳm ai đo cho tường”. Cái nửa Minh dương là cái Sáng Lâu, viết bằng chữ Minh 明 gồm Nhật 日 là ánh sáng của Trời và Nguyệt 月là ánh sáng của Trăng . Cái nửa Minh âm là Sâu Láng, viết bằng chữ Minh 冥 (Mun) gồm Mịch 冖 Và 曰 Lâu 六, lái là Mầu Và Linh, lướt “Mầu và Linh” = Minh. Cái “Sáng Lâu” thì ai cũng dễ có, còn cái “Sâu Láng” thì ít ai khơi ra được, chỉ có ít nhà ngoại cảm hay tiên tri mà thôi.
Lã Miên
Theo Lý Học Đông Phương