Con người là một tiểu vũ trụ [22/04/2013]

Đông Y cổ đại, Y học hiện đại, Khoa học nghiên cứu tiềm năng con người đều kết luận rằng con người là một vũ trụ thu nhỏ.

Vậy mà kết luận trên lại hiển hiện tự nhiên trong ngôn từ Việt ở ngôn xưng của dân tộc Kinh: Dương / Âm = Còn / Khuất = Càn / Khôn = Trời / Đất = Tròn Vuông = Trọn Vẹn = Hoàn Toàn = Cả Tất. Đó là kết cấu theo vũ trụ, dương trước âm sau, dương sinh ra âm. Con người sinh ra ở Đất, do vậy kết cấu theo con người thì phải ngược lại, viết âm trước dương sau, “Sinh ra ở giữa Đất Trời”, bởi vậy người Việt gọi “thuyết Âm Dương”, Hán ngữ giữ nguyên kết cấu đó là Yin Yang. Kết cấu theo vũ trụ thì gọi là Trời Đất, mà kết cấu theo con người thì gọi là Đất Trời, và Đất Trời = Tất Cả. Tất Cả có nghĩa là vũ trụ, cái vũ trụ ấy cô đặc thành một con người, đó là “Tất Cả” = Ta. Ta là ngôn xưng của tiếng Kinh chỉ Mình = “Một Kinh”. Ta=Tui=Tôi=Tao= Cao (tiếng Vân Kiều)=Cau ( tiếng Philippin)= Coong(tiếng Khơ Me)= Cò (tiếng Thái)= =Con=Qua, đều là ngôn xưng ngôi một. Một hướng phát triển khác của ngôn xưng Ta của người Kinh là: Ta=Nhà=Ngã=Ngô=Ngộ (tiếng Việt Đông)=Ngã=Gia=Giả.  Chứng minh vũ trụ đã cô đặc thành một con người chỉ cần dùng có bốn từ tiếng Kinh của ngôi xưng thứ nhất: (1) KẺ, là chỉ con người, (dùng que cứng kẻ một Kẻ - là tượng trưng tính dương, kẻ hai Kẻ - - nối cách nhau là tượng trưng tính âm), từ Kẻ về sau phiên thiết thành hai âm tiết là Cơ Thể, trả lại như cũ, tức lướt thì “Cơ Thể”=Kẻ. (2) KINH = “Kẻ Minh”, Minh nghĩa là sáng: Sáng = Choang = Quang = Láng = Lượng =Linh=Minh. (3) Mình = “Một Kinh”, một Kinh tức một Kẻ thuộc dân tộc Kinh, thành từ tự xưng là “Một Kinh” = Mình. Trong một kẻ là một con người có hai cái Sáng (trí tuệ) , tức hai cái Minh, cân bằng nhau, là Minh dương và Minh âm, “Cân bằng hai cái Minh” = Kinh. Vì có hai Minh nên “Minh Minh” = Mình,0+0=1, tự xưng là Mình. (4) Ta = “Tất Cả”. Vũ trụ chỉ có dương và âm mà vũ trụ sinh ra tất cả. Trong con người có âm và dương nên con người là tất cả, được thu nhỏ lại, “Tất Cả”=Ta, tự xưng là Ta. Hai từ tự xưng ghép lại thành từ đôi thì cũng như hai cái sáng ghép lại thì thành tố chất càng sáng: Mình Ta, nói lái là Mà Tinh; Ta Mình, nói lái là Tinh Mà. Nhưng trong nội tại nó luôn có mâu thuẫn: Mình Ta, nói lái là Tà/Minh; Ta Mình, nói lái là Minh/Tà. Giống như tương tác trong vũ trụ cho ra những kết quả Minh và Tà. Tương tác trong cơ thể cũng cho ra những kết quả Minh và Tà. Hán thư viết rằng: “Cái tên Việt và Bách Việt xuất hiện vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc”. Nhưng thời Xuân Thu có 7 nước, đến thời Chiến Quốc đã thành 140 nước. Nước nào cũng có Kinh Đô riêng. Mà Kinh Đô tức là nơi người Kinh “Đông Hộ”. “Đông Hộ”=Đô. Chữ Đô 都 nghĩa là chữ Ta 者(ở thành) Ấp 阝. Ta (=Gia 家=Giả 者, là những từ có sau). Ấp thì phải là “Đông Hộ”. Họ là nhiều người, “Nghe họ nói thế” tức là “Nghe nhiều người nói thế”. “Họ chung một Ổ”= Hộ (dù những người ấy không nhất thiết phải là thân thuộc của nhau). Việt mà chỉ “thời Xuân Thu mới xuất hiện”(?) thì người Kinh có từ khi nào? Tra về người thì tư liệu TQ nói: Kinh là dân tộc thiểu số trong 56 dân tộc của TQ, trong lịch sử họ từ VN di cư sang vài hòn đảo thuộc Quảng Tây TQ vào thời nhà Lê, thế kỷ 17. Tư liệu VN nói: Kinh là dân tộc đa số của VN (Từ Điển Tiếng Việt nxb KHXH 1977, trang 443). Kinh là người Kinh chỉ đơn giản vậy thôi sao?  Thời cổ đại cách nay 5000 năm, đã có vua thì vua nào dân nấy. Vua là Kinh Dương Vương thì dân là Dân của Kinh, hay gọi là Dân Kinh. Nhưng “Dân Kinh”= Dinh, dân ấy là dinh lũy bền vững cho vua Kinh Dương Vương. Vua là Khan thì dân là Dân của Khan, hay gọi là Dân Hãn. Nhưng “Dân Hãn”= Dãn = Dấn = Lấn = “Lấn Trước”=Lược, vì họ sống du mục, (ngô ngoài đồng của dân trồng trọt mới ra bắp non thì cả bầy ngựa của dân du mục đã ào đến gặm sạch), từ đó mà có từ xâm lấn, xâm lược. Thời Kinh Dương Vương, quan hệ xã hội là “Kinh với Dân”=Cân=Công=Đồng=Đẳng=Bằng=Bình (còn “Dân với Kinh”=Dinh=Dính, là dinh lũy bền vững). Về biểu ý của chữ nho thì “Cân Bình”= Kinh, nên chữ Kinh 京 viết rất cân đối theo chiều bổ dọc đôi, nó gồm ba phần là Đầu 亠 , Mình 口, và Túc 小. Đầu là cái chui ra trước tiên khi con người ra đời, nó là cái Trước (về thời gian), nó có Óc ở trong Ốc sọ, nên còn gọi là “Trước Ốc”= Trốc, che ngoài Trốc có Toóc (như “vỏ ngoài của thân cây lúa” = “Toóc”, tiếng Huế). “Toóc che cho ốc sọ và Óc”= Tóc. Mình 口, viết bằng Vuông 口, tiếng Việt Đông đọc Vuông 口 là Mảnh, Mảnh=Mình. Vuông=Văn, “Văn bằng” hay “Mảnh bằng” cũng thế cả. “Mảnh thân này có sá chi” hay “Mình này có sá chi” cũng thế cả. Câu đầu trong sách dạy nhân thể học là “Cơ thể người ta gồm có ba phần: Đầu 亠, Mình 口, và Chân Tay 小”. Chân Tay có từ chung là Túc (cũng như Ăn Uống có từ chung là In = Ẩm). Túc đã theo QT Nở mà nở ra Tay và Tấn. Đứng Tấn là một thế võ đứng không động, tức “Chỉ Tấn” = Chân. Chỉ là “Chẳng Đi”= Chỉ 止。 Đứng “Chẳng Đi” đã cho ra từ viết bằng chữ nho là Đình Chỉ, vì người Kinh họ nói như thế. “Đứng của tiếng Kinh”= Đình 停 (dấu = ở đây thay cho “còn gọi là”). Túc=Tiểu, nên trong chữ Kinh 京 ý Túc được đại diện bằng chữ Tiểu 小, vì thực tế Tay Chân là cái nhỏ của cơ thể (Nick không có tay chân mà còn làm nên cái vĩ đại cho thế giới thấy). Mình=Mảnh=Vành Vạnh=Vuông=Văn. Chữ Kinh chỉ rõ là một cơ thể con người, đó là một Kẻ. Kẻ ấy có hai cái Minh trong trí tuệ, nên gọi là “Kẻ Minh”= Kinh. Nó xưng là “Một Kinh”= =Mình, vì trong mình nó có hai cái Minh, “Minh Minh”= Mình, 0+0=1. Minh ấy là Sáng, do Sáng=Láng (=Lượng)=Linh, “Kẻ Linh”= Kinh. Hai cái Minh ấy là Minh dương và Minh âm. Minh dương là Sáng Lâu, viết biểu ý bằng cái ánh sáng gọi là Nhật 日 là của Trời và cái ánh sáng gọi là Nguyệt 月 là của Trăng (là những cái còn mãi mãi), là chữ Minh 明, Minh âm là Sâu Láng = Mầu Linh( Sâu=Mầu, Láng=Linh), “Mầu và Linh”= Minh 冥, vì là âm, nên viết phải lái ngược là “Mịch 冖 Viết 曰 Lâu六”= “Mầu Viết Linh”. Viết 曰= Van=Vân Vân = Và = Na = Nói = Nài. Có là người Việt thì mới gọi Nói là Viết, khi lướt hai từ “Việt Nói” mà không lấy rỡi của từ sau, chỉ lấy thanh điệu của từ sau (gọi là Lướt Cụt) thì có “Việt Nói” = “Việt sắc (dấu sắc của Nói) là Viết” = Viết. Viết nghĩa là Nói. Từ Điển đã dẫn giải thích Việt là “từ gốc Hán”, trang 476). (Tương tự như “Giết Giết”=Diệt, 1+1=0. Diệt 滅 nghĩa là “Giết hết, làm cho không còn tồn tạị” như Từ Điển Yếu Tố Hán Việt Thông Dụng , Viện Ngôn Ngữ học, NXB KHXH HN 1991 giải thích, trang 100. Giải thích như LM: Diệt nghĩa là Giết Sạch, do lướt cụt, tức chỉ lấy dấu nặng của từ sau nên “Giết Sạch”= “Giết nặng là Diệt”=Diệt (như là đánh vần), kết quả sau cùng của Giết và Diệt đều là -Ết = Chết = Hết=. Giết thì chưa chắc đã chết hết, nhưng giết nặng tay thành ra Diệt thì chết sạch sành sanh. Vậy mà từ điển trên xếp chữ Diệt 滅 là “từ gốc Hán” (vì nhìn thấy có viết bằng chữ nho 滅). Từ Giết tiếng Hán là "Sha", Diệt là "Mie", Sha với Mie có logic gì với nhau bằng Giết với Diệt không? Kể cả đúng với toán học nhị phân: Giết Giết = Diệt, 1+1=0, là không còn một mống). Nôm Na là Vuông 口 Nam 南 (= 喃) Nói = Vuông Lam Nói = Văn Lang Nói. Pạc Và là tiếng Việt Đông. Pạc Và = Bạch Nói ( Dân tộc Bạch từng rút lui về nam lập nước Đại Lý tồn tại 400 năm ở Vân Nam, đất xưa Văn Lang, sau bị Nguyên diệt. Người Bạch có phải là hậu duệ của Bách Việt không? Có học giả TQ nghiên cứu về ngôn ngữ nói: nhiều từ gốc của người Bạch giống từ gốc của dân vùng đồng lầy Vân Mộng , bắc Động Đình Hồ. Có người Bạch ở Đại Lý thì nói: dân tộc tôi không có chữ viết - hay đã bị mất? - nên chúng tôi bị mất mát rất nhiều bản sắc). Sáng=Láng=Lượng=Linh=Minh, cái “Kẻ Minh”= Kinh ấy gọi là Kinh ( chú giải của Thuyết Văn Giải Tự: “ Kinh là cái tuyệt cao của con người”- Đoạn Ngọc Tài 段 玉 裁, đời Thanh. Tuyệt cao đây không phải là cao mấy mét hay cao chức cao quyền, tuyệt cao đây là cái trí tuệ, thì đích thị nó là “Cao Minh” = ”Cân Minh” = “Kẻ Minh”= Kinh. Người Kinh tự xưng là “Một Kinh”= Mình, tự gọi cơ thể mình là “Một Sáng”= Mạng, và “Mạng Sống”= Mống. VD “Nhà mày đẻ được mấy Mống rồi?”, “ Diệt cái thói xâm lược cho nó chết sạch không còn một Mống”. Trong Từ Điển Tiếng Việt đã dẫn, không có từ Mống = ”Mạng Sống” này, nhưng có từ Mống cụt, được giải thích là Mống cầu vồng cụt , VD “Mống vàng thì nắng, Mống trắng thì mưa”, trang 519, đủ thấy Từ Điển đã không biết rằng nông dân cổ đại đã lướt cái “Móng cầu Vồng”= Mống, để có từ Mống ở trường hợp này, cũng như khi hột lúa bị ướt thì nhú cái mầm sống của nó ra, nông dân cổ đại đã lướt “Mầm Sống”= Mộng, cho trường hợp đó, gọi là lúa lên mộng. Người Kinh khi thưa thì nói Dạ! “Tôi Dạ!”= Tạ, “Tôi Rõ!”=Tỏ, “Dạ Rõ’=”Dạ Tỏ” nên Dạ ấy nghĩa là Sáng. Con người có hai cái Sáng vì vậy gọi là Sáng Dạ, chia ra Sáng đại diện sáng dương, Dạ đại diện sáng âm, nên sau nho lấy chữ Dạ đại diện cho đêm. Sáng và “Trong Sạch”=Trạch. Đầm Dạ Trạch là đầm vừa sáng vừa trong sạch. Bức hoành ở chùa Ông Bổn ( hội quán Phúc Kiến tại tp HCM) có viết bốn chữ từ phải sang trái (ý là người xưa dặn dò) là Trạch Cập Lân Bang 澤 及 鄰 邦, nghĩa là đem (tấm lòng) trong sạch mà cập bến láng giềng gần, cũng nghĩa là đem tấm lòng trong sạch mà theo cho kịp láng giềng gần. Người Kinh tự xưng là Mình, cũng tự xưng là Ta. Ở câu ca dao “Mình về có nhớ Ta chăng. Ta về Ta nhớ hàm răng mình cười” thì biết ngay là có hai người đang nói với nhau. “Ta với Mình tuy hai mà một. Mình với Ta tuy một mà hai”, bởi mỗi người đều có ở trong Mình hai cái Minh. Ở trong Mình có cái “Ta Âm”= Tâm. Tâm Linh nghĩa là cái Tâm ấy nó cũng sáng. Ở trong Mình có cái “Ta Dương”= Tướng. Tướng là sự thể hiện trí tuệ của người trên nét mặt người đó, tức trên “Mặt Tao”= =Mạo, nên còn gọi là Tướng Mạo. VD: “Anh coi giùm cái Tướng cho tôi với” hay “Anh coi giùm cho tôi cái Tướng Mạo”. Con người là Sáng Dạ, cho nên nó Sáng Giá, vì nhấn ý Dạ là “Dạ Dạ”= Giá, 0+0=1. Mà nhấn ý Sáng thì “Sáng Sáng”= Sang, 1+1=0. Sáng Giá là Sang (0) và có Giá (1) cũng là đủ cân bằng âm dương như 0 và 1. Tại sao người Kinh đã tự xưng là “Một Kinh”= Mình rồi lại còn tự xưng là Ta? Bởi người Kinh đã có nền Đông Y cổ đại, bao gồm cả thuật châm cứu, từ thời Thần Nông (Kênh Lạch = Kinh Lạc). Nền y học ấy cho rằng con người là một tiểu vũ trụ, tức con người là Tất Cả đuợc gói gọn thu nhỏ lại: “Tất Cả”=Ta (=Nhà=Ngã 我=Gia 家=Giả 者, là những từ xuất hiện sau). Định nghĩa người Kinh Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là của người Việt. Âm Dương là từ ghép xuôi dùng để nói về thế giới con người trên mặt đất, (“Con người đứng giữa Đất Trời”- có đất thì mới có chỗ đứng- khi nói ngang ngược thì “Vốn đã sinh ra trong Trời Đất” – ý là từ trên trời giáng thế). Nếu là nói về vũ trụ thì ghép là Dương/ Âm = Càn/ Khôn = Cả/ Tất = Còn/ Khuất = Trời/ Đất = Tròn/ Vuông = Trọn/Vẹn = Hoàn /Toàn. Con người sinh ra trên đất, nên ghép xuôi Âm/Dương = Tất/ Cả= Tạo/Hóa. Lướt thì “Tất Cả”=Ta hay “Tạo Hóa”=Ta. Người Kinh tự xưng là Ta (ý nói là đã gói gọn toàn bộ vũ trụ trong Mình). Cái Ta ấy là “Một Kinh”= Mình. Cái Ta ấy có “Ta Dương”= Tướng thì Sáng Lâu, và có cái “Ta Âm”= Tâm thì Sâu Láng. Cái Sáng Lâu là ánh sáng gọi là Nhật 日 của Trời và ánh sáng gọi là Nguyệt 月 của Trăng, ghép thành chữ Minh 明 dương. Cái Sâu Láng = “Mầu Linh”= Minh âm, viết bằng chữ lái ngược Mịch 冖 Và 曰 Lâu 六 (lái là Mầu Và Linh) thành chữ Minh 冥 âm. Hai cái Minh tức hai cái Sáng. Cái “Sáng Dương” = Sướng (là cái trí hanh thông). Cái “ Sáng Âm” = Sấm (là cái trí tuệ tiên tri). Sấm=Sới, Sới võ là nơi đấu võ bằng trí tuệ. Cái Ta ấy là “Ta Một”= Tốt (“Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa). Một Kinh = = Một Cây = One Kind = O.K. Kinh Dương Vương là Tổ của Bách Việt. “Kinh Dương Vương quê ở Ngàn Hống” ( trích Ngọc Phả Hùng Vương, lưu tại đền Hùng, Phú Thọ). Ta một, là Kinh Dương Vương thì phải đẻ ra “Thành ta Hai”= Thái. “Ta Hai”= “Ta Hay”= Tày. “Mẹ cha ta là Kinh Dương Vương đẻ ra ta giống cả tâm lẫn Tướng”= Mường. “Giống Kinh Dương Vương đẻ ra dòng Tao”= Dao. “Mẹ cha ta là Kinh Dương Vương đẻ ra ta rất Giống”= Mông. Vân vân và vân vân. Còn Bé thì Bú, Bú hết rồi thì ăn Bột, rồi mới biết Bò, rồi mới biết Bước. Lớn lên mới có thể Bước=Vược=Vượt. Kinh=Canh=Oanh. Vượt của dân canh Lửa = =“Vượt của dân oanh Liệt”= Việt (“Con hơn cha là nhà có phúc”) Người Kinh và chữ nho Kinh 京 Chữ nho, còn gọi là chữ vuông, là loại chữ biểu ý của người Việt, viết gom các ký tự tượng hình và tượng thanh vào trong một ô vuông mường tượng (mường tượng là hình dung ra cái vô hình, “Tướng Tướng”=Tượng,1+1=0; “Mắt nhìn thấy nội dung thể hiện qua Tướng”=Mường), tức là cho các ký tự “Về Ổ”=Vô. Và “Vô cái ô vuông mường tượng như là In”= Vin. Để vin vào biểu ý đó mà hiểu nghĩa chữ. Cụm từ “vuông Chữ Nho nhỏ” ấy đã bị QT Vo làm vò rụng mất đầu “vuông” và cuối “nhỏ” còn lại cái lõi là Chữ Nho. Chữ=Trữ 貯 =Tự 字 =Tự 嗣, một Tự 字 nghĩa là nối dòng văn hóa, một Tự 嗣 nghĩa là nối dòng huyết thống. Kinh nghĩa là “Cái đôi Minh”= Kinh, “Cân bằng hai cái Minh”= Kinh, đó là “Kẻ Minh”= Kinh, là cơ thể một con người, gồm Đầu 亠 Mình 口 và Chân Tay 小, thành chữ Kinh 京. Vuông=Vắn=Văn=Vành Vạnh=Mảnh= “Mảnh của kẻ Minh”= Mình. Tiếng Việt Đông đọc chữ Văn 文 là Mảnh. Mảnh lại có nghĩa là một mình, “Ăn Mảnh” là ăn một mình không cho ai biết, “Trình Văn Bằng làm gì, còn phải căn cứ vào năng lực thực tế chứ vin gì vào Mảnh Bằng”. Ấy vậy mà các vị hàn lâm cứ giải thích trong các Từ Điển rằng từ Văn 文 là một “từ gốc Hán”, là “từ Hán Việt”. Chẳng khác gì “Gắp (cắp) của mình bỏ sang tay người” hay là ‘Nối giáo cho xâm lăng văn hóa”. Cái Lõi văn hóa của một dân tộc không phải là cái “Ruột Rỗng”= Rống (“thùng rỗng kêu to”) mà là cái “Ruột Đặc”= Rặc. Xưa nay bọn ngoại xâm là bọn muốn diệt cái Rặc của một dân tộc, bọn ấy gọi là bọn “Diệt của kẻ khác cái Rặc” = Giặc. Hãy nghe câu thơ “phồn thực” của Hồ Xuân Hương: “Cọc nhổ đi rồi Lỗ bỏ không”. Và hãy lướt “Kẻ Rặc”= là cái gì, với “Lõi của giống nòi là cái nõn viết bằng chữ Nộn”= là cái gì. Lõi là cái Nõn, còn Cặc=Cương=Nường, là cặp sinh thực khí: Nõn/Nường = Âm/Dương (ở lễ hội dân gian tại Phú Thọ). Chữ ký âm xưa là chữ Nòng/Nọc = Dương/Âm. Dùng cấu trúc theo vũ trụ là Dương/Âm, ghép ngược cấu trúc theo mặt đất là Âm/Dương, ghép theo cấu trúc vũ trụ vì chữ là do Trời cho (Hán sử gọi là Thiên Thư). Tùy tiện giải thích ngôn từ Việt thành “từ Hán Việt” có người cho rằng là để cho nó “sang”. Lại không thấy người Kinh thì mới là “Sáng Sáng”= Sang, 1+1=0. Và cái “Sáng Âm”= Sấm ( trí tuệ tiên tri, tiềm năng con người) của người Kinh mới là đem lại được bình an cho Đất Trời = Tất Cả (Cả=Còn=Tròn=Trời=Ngời=Người). Cái Ngời Ta = Sáng Tất Cả. Nâng cao dân trí mới là cái quan trọng nhất chứ không phải là đua nhau khoe cái Mảnh Bằng.

Lã Miên

Theo Lý Học Đông Phương

liên kết website

đối tác

GIA PHUC SS Sunny mountain TC Kinh tế Châu Á - TBD