Phát Hiện Thơ Cổ Thời Bắc Sơn (7000-1000 tr.c.n) [22/04/2013]

Bất cứ nhà khảo cổ chính quy hay tài tử nào, khi bắt gặp được cổ ngoạn hiếm hoi, họ sẽ tự coi như bắt được một tài sản quý báu. Những vật cổ còn tìm thấy nhiều trong lòng đất, nhưng tranh cổ và thơ văn cổ thì thật là hiếm. Nhìn được tranh họa, và đọc được thơ văn tức biết được người.

 

Từ nhiều ngàn năm, đất nước Việt Nam bị giặc phương Bắc xâm lăng liên tục, và nội chiến hàng trăm năm, lại thêm thiên tai bão lụt không ngừng, khí hậu ẩm ướt nên những tranh cổ, văn thơ cổ, đa số nếu không bị cướp bóc đốt phá tiêu huỷ thì cũng bị hư nát theo thời gian. Những bức tranh xưa nhất họa chăng còn tìm thấy đều được vẽ trên da, trên gốm hoặc trên đá. Những lời văn thơ xưa nhất còn lưu lại là nhờ vào lời truyền tụng trong dân gian. Phải chăng một số lớn ca dao, đồng dao, tục ngữ, ngạn ngữ, hát vè hát đối ngày nay là những câu thơ hữu dụng cho cuộc sống, sống sót mãi qua cửa miệng dân gian? Nôm na có lẽ người Việt cổ gọi thơ là vè, nhất là những bài thơ ngắn dùng là lời hát nói. Thường người ta có vẻ khinh bạc đối với chữ vè. Nhưng phải chăng vè là tên cổ tiền phong của thơ từ ngàn xưa. Thực tế, phải chăng thơ hay vè có giá trị hay không là do hình thức và nội dung của nó.

 

Khoảng trên 40 năm trứơc đây, nhà giáo Sử địa An Phong Nguyên Vân Diễn sưu tầm được một bài vè cổ tại một làng Mường trong rừng Ban Mê Thuột di tản vào từ rừng Thanh Hóa. Nhìn vào một góc cạnh, bài thơ cổ hay lạ lùng. Càng đọc thấm thía càng cảm nhận nó chính là một bài thơ cổ từ thời tiền sử. Ông Diễn đã tu chỉnh lại cho dễ hiểu, bình giải bài thơ và đã phát hành theo sách báo, hoặc thỉnh thoảng trình bày kèm theo với vũ nhạc trong các dịp đám cưới.

 

Theo ý kiến của nhà giáo A.P Nguyễn Vân Diễn "Toàn bài thơ chỉ dùng chữ Việt, có một số chữ cổ hơi khó hiểu, hoàn toàn không có chữ Hán Việt hay sáo ngữ. Bài thơ có vẻ xuất hiện trước khi Tàu đô hộ."

 

Tuy đã định bài thơ ngắn này là vè là thơ cổ, nhưng xét về cái hay cái đẹp ngày nay, bài thơ có một cái hay cái ngộ nghĩnh, cái kỳ diệu đến lạ lùng! Bài thơ hiếm hoi này có thể có một giá trị khảo cứu lớn lao thi văn cổ trong văn hóa dân tộc. Theo sự nghiên cứu của tôi, có thể bài thơ này đã ra đời rất xa xưa trước cả thời trống đồng. Trên trống đồng khắc đầy những hình nhảy múa: có múa phải có hát, có ca. Có hát có ca thì phải có lời thơ. Lời có vận, có vần, có nhịp, có phác, có ý, có gợi cảm, gợi hứng, gợi tình mới thúc giục mọi người dấn thân vào ca múa tập thể.

 

Trước khi có trống đồng thì đã có trống gỗ mặt da. Trước khi có trống gỗ thì phải có sanh, có phách, có gõ mõ, vỗ tay hay giậm chân làm nhịp. Lời thơ, lời ca, văn nói có âm điệu nhịp nhàng êm đẹp phù hợp với tiếng vỗ tay giậm chân mới kích động lên những điệu múa kỳ diệu. Lời, ý ngâm nga, lời, ý thơ văn thường phải xuất hiện từ lâu trước điệu ca múa, nếu không thì ít nhất phải đồng thời với ca múa.

 

Trống đồng cũng như đời sống của các dân tộc bán khai chứng minh rằng ca múa là thức ăn tinh thần cần thiết cho sự sống con người từ thời tiền sử. Ðó là những hoạt động cần thiết cho sự sống trong mọi thời đại như rau cỏ thịt cá từ nguyên thuỷ đến ngày nay. Nên chúng ta chẳng có gì phải ngạc nhiên trước tác phẩm thơ văn tuyệt vời của người Việt cổ. Khi có sự hiện diện của con người biết nói trên trái đất thì tất có vận động ca múa nhảy nhót, mà có ca múa thì tất nhiên phải có văn-thơ, có nhạc điệu, phải có lời hay ý đẹp.

 

Thật sự việc sưu tầm lại những thơ văn tiền sử khi con người chưa có chữ viết hoặc chưa biết ghi chép là điều quá khó để chứng minh. Trên thực tế nếu có thể thì đó chỉ là một sự chứng minh lấy tâm lý làm căn bản mà thôi.

Khi nghiên cứu thời văn hóa Bắc Sơn (hậu Hòa Bình), người Việt cổ đã có truyền thống mai táng và cưới hỏi. Mai táng và nhất là cưới hỏi thì cần nhiều ca múa. Ðể đem sử dụng vào mai táng và đám cưới, tất nhiên ca múa và văn thơ phải có từ trước.

 

Thời văn hóa Bắc Sơn là thời huy hoàng về nông nghiệp lúa nứơc và công nghiệp đá của Việt cổ kéo dài 6 thiên niên kỷ từ năm 7000 đến năm 1000 tr.c.n. Vì thế tìm một niên đại trong thời đại dài dẵng này cho bài thơ cổ của chúng ta tưởng không đến nỗi nhầm lẫn nhiều.

 

Người ta có thể đặt vấn đề bài thơ cổ do người Mường sống cách ly với người Việt đồng bằng làm ra sau này. Theo nhà giáo sử địa kiêm nhà văn Nguyễn Vân Diễn, sau khi nghiên cứu hiện tại của dân tộc Mường, đã quan niệm rằng "Văn hóa các tộc họ Bách Việt thiểu số, Mường, Mán, Dao, Thái. còn sót lại đã tàn phai sau cuộc chiến thảm bại của Liên Minh Xích Quỷ tại trận Trác Lộc và các cuộc chiến tranh lấn chiếm đất đai của Trung Quốc cổ trong suốt nhiều ngàn năm. Họ không còn khả năng tư tưởng sáng tạo. Họ chỉ còn nhớ những gì tổ tiên Bách Việt lưu lại mà truyền khẩu cho con cháu mà thôi. Vì đó là những khúc ca múa có vần có nhạc dễ nhớ, dễ truyền mà mọi người ưa thích. Bằng cớ là chính đông đúc tập thể của họ không thể giải nghĩa được tư tưởng của tiền nhân trong bài thơ cổ. Giống như trường hợp của người Ai Cập trước đây đã không đọc được chữ trong Kim Tháp Tự mà phải nhờ đến người Pháp thời Napoléon nghiên cứu rồi dạy lại cho họ". Phải chăng đó cũng là trường hợp của khoa tử vi Kinh Dịch?

 

Nguyễn Thị Thanh

Theo Nguyen Thai Hoc foundation

 

 

liên kết website

đối tác

GIA PHUC SS Sunny mountain TC Kinh tế Châu Á - TBD