Bỏ tuyển dụng kiểu 'hậu duệ, tiền tệ, quan hệ' [22/07/2013]
Tại thủ trưởng?
Thanh lọc những công chức đến cơ quan chỉ ‘đọc báo, nghe đài’ không dễ khi có nhiều trở ngại và áp lực từ nhiều phía cho người làm công tác nhân sự.
Bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn “Thải công chức đến cơ quan chỉ ‘đọc báo, nghe đài’ tuần qua đã nhận được hàng trăm phản hồi từ bạn đọc.
Mong mỏi những chính sách về cán bộ, công chức được thực thi hiệu quả, minh bạch để khu vực nhà nước trở nên cạnh tranh, bạn đọc đã đặt ra nhiều vấn đề chia sẻ với Thứ trưởng.
Thi tuyển công chức tại Bộ Nội vụ tháng 1/2013. Ảnh: Lê Anh Dũng
Bạn đọc Vũ Thủy đặt thẳng câu hỏi: “Ai sẽ là người xác định đối tượng "đọc báo, nghe đài"?. Bởi cho đến nay, đánh giá công chức hàng năm vẫn chỉ là “bệnh hình thức”, không chính xác người làm được và người không làm được. Thậm chí người làm được việc có khi lại là “kẻ có tội”.
Bạn Bùi Thanh Hoàng tán đồng, phải bỏ cho được lề thói tuyển dụng đề bạt cán bộ "hậu duệ, tiền tệ, cùng hệ và quan hệ", mà thực hiện quy trình tiêu chuẩn "trí tuệ, hợp lệ, không quan hệ và không tiền tệ", đặc biệt “bài trừ” cho được tập tục tuyển dụng "con ông cháu cha".
Để thanh lọc những cán bộ đến cơ quan chỉ ‘đọc báo, nghe đài’, anh Nguyễn Thanh Đức cho rằng, đây là công việc vô cùng khó khăn, nhiều trở ngại và áp lực từ nhiều phía cho người làm công tác nhân sự.
“Thực trạng công, viên chức đến chơi vi tính, tán gẫu chiếm không dưới 25 -30% . Nhưng muộn còn hơn không bao giờ làm. Tuy vậy để làm được một phần so với mong muốn này, Nhà nước phải cải cách hành chính toàn diện, sâu rộng, từ địa phương đến các cơ quan trung ương…” - độc giả Đức hiến kế.
Một độc giả ở địa chỉ thanhthi@... cho rằng, đây là vấn đề nóng, từ lâu muốn làm mà chưa được.
“Phải chăng là tại các thủ trưởng?” - độc giả này hỏi khi biện luận rằng, ở cơ quan nhà nước, những đặc quyền như “tăng”, “giảm” biên chế đều là thủ trưởng. Nhân viên chỉ tham gia khi phương án đã được soạn thảo xong, đa số lãnh đạo đã nhất trí. Như vậy công chức có tham gia thì cũng là hình thức.
Độc giả Nguyễn Duy Hải đánh giá các văn bản xác định công việc của cán bộ công chức, viên chức hiện này chưa rõ ràng, nên khó mà đánh giá hoặc sa thải cán bộ được.
Trong khi đó, thi đua khen thưởng hằng năm cũng chỉ là hình thức, hợp đồng làm việc thì ghi rất chung chung, không xác định được nhiệm vụ cụ thể mà họ phải làm.
“Thiết nghĩ cần phải định nghĩa chi tiết, cụ thể những tiêu chí và công việc cho mỗi vị trí tuyển dụng sau đó được thể hiện cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc phụ lục của quyết định” - bạn đọc Duy Hải đề nghị.
Cụ thể, hàng tháng yêu cầu người lao động báo cáo công việc mình đã làm được xem có đúng với hợp đồng hay không. Căn cứ vào đó mà có thể chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển công tác cho phù hợp. Ngoài ra cần thêm cơ chế khoán quỹ lương cho mỗi đơn vị cơ sở dựa trên định nghĩa các nhiệm vụ mà đơn vị được giao, giao quyền cho trưởng các đơn vị quyết định mức lương hoặc phụ cấp cho mỗi cán bộ.
Học tư nhân
Bạn đọc Nguyễn Thanh Sơn e ngại, chính sách thanh lọc cán bộ không hiệu quả, làm không khéo lại trở thành “bi kịch”, người cần loại không loại được, người không cần loại sẽ bị cho về, vì “cơ quan nhà nước nào mà không có “con ông cháu cha”, “vây cánh”.
Anh Trần Thanh thì cho rằng, chỉ khi nào cách tuyển và sử dụng người như các doanh nghiệp tư nhân thì lúc đó mới hiệu quả được. “Chứ còn hiện nay vẫn cái cảnh cha chung không ai khóc và tiêu tiền của người khác thì còn trì trệ lắm”.
Độc giả Nguyễn Văn An cho rằng, để thực hiện thành công, cần áp dụng tiến bộ khoa học quản trị nhân sự trong doanh nghiệp cho phù hợp khu vực công.
Trong khi đó, anh Nguyễn Hiệp “hoàn toàn thống nhất” quan điểm của Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đề nghị nhà nước sớm chỉ đạo thực hiện quyết liệt vấn đề này, nhất là cần loại bỏ "những người không làm được việc, thiếu trách nhiệm, quen lười biếng, đến cơ quan chỉ để đọc báo, nghe đài, núp bóng nhà nước để sáng cắp ô đi, tối cắp ô về; và cả những người đã không làm việc nhưng lại hay săm soi bắt lỗi những người làm việc".
Một độc giả ở địa chỉ giangpth.68@... cũng đồng tình, “nếu thực sự làm được điều đó thì chỉ cần không đến 10 năm sau đất nước ta sẽ thực sự "hóa rồng".
Bạn Bùi Thanh Hoàng tán đồng, phải bỏ cho được lề thói tuyển dụng đề bạt cán bộ "hậu duệ, tiền tệ, cùng hệ và quan hệ", mà thực hiện quy trình tiêu chuẩn "trí tuệ, hợp lệ, không quan hệ và không tiền tệ", đặc biệt “bài trừ” cho được tập tục tuyển dụng "con ông cháu cha".
Để thanh lọc những cán bộ đến cơ quan chỉ ‘đọc báo, nghe đài’, anh Nguyễn Thanh Đức cho rằng, đây là công việc vô cùng khó khăn, nhiều trở ngại và áp lực từ nhiều phía cho người làm công tác nhân sự.
“Thực trạng công, viên chức đến chơi vi tính, tán gẫu chiếm không dưới 25 -30% . Nhưng muộn còn hơn không bao giờ làm. Tuy vậy để làm được một phần so với mong muốn này, Nhà nước phải cải cách hành chính toàn diện, sâu rộng, từ địa phương đến các cơ quan trung ương…” - độc giả Đức hiến kế.
Một độc giả ở địa chỉ thanhthi@... cho rằng, đây là vấn đề nóng, từ lâu muốn làm mà chưa được.
“Phải chăng là tại các thủ trưởng?” - độc giả này hỏi khi biện luận rằng, ở cơ quan nhà nước, những đặc quyền như “tăng”, “giảm” biên chế đều là thủ trưởng. Nhân viên chỉ tham gia khi phương án đã được soạn thảo xong, đa số lãnh đạo đã nhất trí. Như vậy công chức có tham gia thì cũng là hình thức.
Độc giả Nguyễn Duy Hải đánh giá các văn bản xác định công việc của cán bộ công chức, viên chức hiện này chưa rõ ràng, nên khó mà đánh giá hoặc sa thải cán bộ được.
Trong khi đó, thi đua khen thưởng hằng năm cũng chỉ là hình thức, hợp đồng làm việc thì ghi rất chung chung, không xác định được nhiệm vụ cụ thể mà họ phải làm.
“Thiết nghĩ cần phải định nghĩa chi tiết, cụ thể những tiêu chí và công việc cho mỗi vị trí tuyển dụng sau đó được thể hiện cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc phụ lục của quyết định” - bạn đọc Duy Hải đề nghị.
Cụ thể, hàng tháng yêu cầu người lao động báo cáo công việc mình đã làm được xem có đúng với hợp đồng hay không. Căn cứ vào đó mà có thể chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển công tác cho phù hợp. Ngoài ra cần thêm cơ chế khoán quỹ lương cho mỗi đơn vị cơ sở dựa trên định nghĩa các nhiệm vụ mà đơn vị được giao, giao quyền cho trưởng các đơn vị quyết định mức lương hoặc phụ cấp cho mỗi cán bộ.
Học tư nhân
Bạn đọc Nguyễn Thanh Sơn e ngại, chính sách thanh lọc cán bộ không hiệu quả, làm không khéo lại trở thành “bi kịch”, người cần loại không loại được, người không cần loại sẽ bị cho về, vì “cơ quan nhà nước nào mà không có “con ông cháu cha”, “vây cánh”.
Anh Trần Thanh thì cho rằng, chỉ khi nào cách tuyển và sử dụng người như các doanh nghiệp tư nhân thì lúc đó mới hiệu quả được. “Chứ còn hiện nay vẫn cái cảnh cha chung không ai khóc và tiêu tiền của người khác thì còn trì trệ lắm”.
Độc giả Nguyễn Văn An cho rằng, để thực hiện thành công, cần áp dụng tiến bộ khoa học quản trị nhân sự trong doanh nghiệp cho phù hợp khu vực công.
Trong khi đó, anh Nguyễn Hiệp “hoàn toàn thống nhất” quan điểm của Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đề nghị nhà nước sớm chỉ đạo thực hiện quyết liệt vấn đề này, nhất là cần loại bỏ "những người không làm được việc, thiếu trách nhiệm, quen lười biếng, đến cơ quan chỉ để đọc báo, nghe đài, núp bóng nhà nước để sáng cắp ô đi, tối cắp ô về; và cả những người đã không làm việc nhưng lại hay săm soi bắt lỗi những người làm việc".
Một độc giả ở địa chỉ giangpth.68@... cũng đồng tình, “nếu thực sự làm được điều đó thì chỉ cần không đến 10 năm sau đất nước ta sẽ thực sự "hóa rồng".
Linh Thư(tổng hợp)
Theo VietNamNet