Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7 [20/06/2013]
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70 m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 còn tồn kho khoảng trên 10.000 căn.
Cụ thể, quy định thuế suất 5% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở được thực hiện ngay từ ngày 1/7/2013.
Cũng được áp dụng từ thời điểm này, là quy định giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Những ưu đãi này cũng là nội dung mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải giải trình trước khi các vị đại biểu bấm nút.
Bởi theo đa số ý kiến thì đề nghị áp dụng ổn định thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội, không áp dụng cơ chế ưu đãi thuế đối với nhà ở thương mại là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Đối với nhà ở xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đối tượng có thu nhập thấp, thu nhập trung bình có nhu cầu rất lớn về nhà ở. Việc bảo đảm nhà ở cho người có thu nhập thấp là một chủ trương của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội sẽ tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và thấp được tiếp cận với nhà ở xã hội.
Còn về giảm thuế đối với nhà ở thương mại, theo giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định hiện hành thì nhà ở hiện đang áp dụng thuế suất 10%. Nhưng số lượng nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70 m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 còn tồn kho khoảng trên 10.000 căn.
Việc giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với nhà ở là căn hộ loại này sẽ góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở đối với người có thu nhập thấp, đang có nhu cầu về chỗ ở, đồng thời sẽ góp phần giảm lượng căn hộ thương mại đang tồn kho, góp phần tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản.
Luật cũn đã bổ sung quy định tài sản bảo đảm của khoản nợ bán ra của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam thuộc đối tượng không chịu thuế.
Cũng được áp dụng từ thời điểm này, là quy định giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Những ưu đãi này cũng là nội dung mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải giải trình trước khi các vị đại biểu bấm nút.
Bởi theo đa số ý kiến thì đề nghị áp dụng ổn định thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội, không áp dụng cơ chế ưu đãi thuế đối với nhà ở thương mại là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Đối với nhà ở xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đối tượng có thu nhập thấp, thu nhập trung bình có nhu cầu rất lớn về nhà ở. Việc bảo đảm nhà ở cho người có thu nhập thấp là một chủ trương của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội sẽ tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và thấp được tiếp cận với nhà ở xã hội.
Còn về giảm thuế đối với nhà ở thương mại, theo giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định hiện hành thì nhà ở hiện đang áp dụng thuế suất 10%. Nhưng số lượng nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70 m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 còn tồn kho khoảng trên 10.000 căn.
Việc giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với nhà ở là căn hộ loại này sẽ góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở đối với người có thu nhập thấp, đang có nhu cầu về chỗ ở, đồng thời sẽ góp phần giảm lượng căn hộ thương mại đang tồn kho, góp phần tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản.
Luật cũn đã bổ sung quy định tài sản bảo đảm của khoản nợ bán ra của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam thuộc đối tượng không chịu thuế.
Nguyễn Lê
Theo VnEconomy