Tranh chấp đang diễn tiến giữa Trung Quốc và các nước láng giềng [18/06/2013]
Có một số nhóm đảo có tranh chấp ở biển Đông. Quần đảo Trường Sa là nguồn gốc gây căng thẳng cao nhất và thậm chí có thể là nguồn gốcgây ra xung đột. Quần đảo này nằm ở trung tâm biển Đông, phía bắc đảo Borneo(gồm Brunei Darussalam và hai bang phía đông của Malaysia là Sarawak và Sabah), phía đông của Việt Nam, phía tây của Philippines, và phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đòi chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa , trong khi Malaysia và Philippines đòi chủ quyền một số đảo và cáccấu trúc địa lí khác ở đó. Brunei đã thiết lập một vùng biển chồng lên một rạn đá phía Nam, nhưng không đưa ra bất kìtuyên bố chủ quyền chính thức nào.
Quần đảo Trường Sa gồm hơn140 đảo nhỏ, đảo đá, rạn đá, bãi cát ngầm và bãi cát (một số hoàn toàn hoặc thỉnh thoảng nằm dưới mặt nước trong khi một số khác là luôn luôn ở trên mặtnước) trải rộng trên một diện tích hơn 410.000 km². Có ít hơn 40 cấu trúc địa lí là đảo – tức là khu vực đất hình thành tự nhiên có nước bao quanh và nằm trên mặt nước khi triều cao như quy định tại Điều 121 (1) của UNCLOS. Tổng diệntích đất của 13 đảo lớn nhất không tới 2 km². Các cấu trúc địa lí còn lại hoặc là nằm dưới mặt nước hoàn toàn, hoặc chỉ nằm trên mặt nước khi triều thấp.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ởphần phía bắc của biển Đông, gần như cách đều bờ biển Việt Nam và Trung Quốc (Hải Nam). Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền quần đảo này. Trung Quốc đã đẩy quân đội Nam Việt Nam khỏi quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực vào năm 1974, và đang một mình chiếm đóngquần đảo này. Trung Quốc phủ nhận có sự tranh chấp về quần đảo này, nhưng đó lại là một nguồn gây căng thẳng liên tục giữa Trung Quốc và Việt Nam.Quần đảo Hoàng Sa gồm khoảng 35 đảo nhỏ, bãi cát ngầm, bãi cát và rạn đá chiếmkhoảng 15.000 km² diện tích đại dương. Đảo Phú Lâm, lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, rộng 2,1 km², gần bằng diện tích đất toàn bộ các đảo của Trường Sa gộp lại. Đảo Phú Lâm là địa điểm của thành phố Tam Sa, một thành phố cấp quận được Trung Quốc thành lập hồi tháng 6 năm 2012 làm trung tâm hành chính cho yêu sách của họ ở biển Đông.
Ảnh: Getty Images
Rạn đá Scarborough nằm ởphần phía bắc của biển Đông giữa Philippinesvà quần đảo Hoàng Sa, và được Trung Quốc, Philippinesvà Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Rạn đá Scarborough nằm cách đảo Luzon củaPhilippines khoảng 130 km. Hầu hết rạn đá này, hoặc là hoàn toàn chìm trong nước, hoặc chỉ trên mặt nước khi triều thấp, nhưng nó có chứa một số mỏm đá nhỏcao hơn mặt nước khi triều cao. Nó là một nguồn gây căng thẳng chính giữa TrungQuốc và Philippines từ khi Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc hồi tháng 6 năm 2012.
Quần đảo Pratas nằm cách Hong Kong hơn 200 dặm về phía tây nam. Quần đảo này do Đài Loan chiếm đóng, và TQ cũng tuyên bố chủ quyền.
Bãi Macclesfield là một rạn đá ngầm to lớn hoàn toàn bị chìm dưới nước khi triều thấp, nằm giữa rạn đá Scarborough và quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền bãi này.
Tính thích đáng của UNCLOS
Vấn đề cơ bản ở biển Đông là vấn đề chủ quyền lãnh thổ, tức là, nước nào có chủ quyền đối với các đảo này và các vùng biển liền kề của chúng. UNCLOS không có quy định nào về việc xác định chủ quyền đối với các đảo ngoài khơi. Vì không có điều ước quốc tế nào chế định vấn đề chủ quyền, cácquốc gia phải tìm kiếm hướng dẫn từ các quy tắc của luật tập quán quốc tế về việcthụ đắc và mất mát lãnh thổ. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không thể giải quyếtđược trừ khi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đạt được thỏa thuận với nhau hoặc đồng ý đưa tranh chấp ra Tòa Công lí Quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật biển hoặc một tòa trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, với sự nhạy cảm và phức tạp của các tranh chấp, điều này là khó có khả năng xảy ra.
UNCLOS là cực kì quan trọng đốivới các tranh chấp ở biển Đông vì nó thiết lập một khuôn khổ pháp lí cho tất cảcác hoạt động sử dụng đại dương, kể cả các yêu sách đối với không gian biển màcác quốc gia có thể đưa ra từ lãnh thổ đất liền của họ và từ các cấu trúc địalí xa bờ. Tất cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với các cấu trúc địa lítrong biển Đông đều là thành viên của UNCLOS, và đều có nghĩa vụ ràng buộc vềmặt pháp lí để thực hiện các quy định của nó với thiện chí và phải chỉnh sửa luật pháp quốc gia cho phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo UNCLOS.
UNCLOS có bốn loại quy định rấtsát hợp với các tranh chấp ở biển Đông và chúng cho phép chúng ta đánh giá liệu các hành động của các quốc gia yêu sách có phù hợp với luật pháp quốc tế hay không. Thứ nhất, nó quy định về có thể đòi những vùng biển nào dựa vào đất liền của các quốc gia ven biển, vàvề cácquyền và quyền tài phán mà các quốc gia ven biển và các quốc gia khác đượchưởng trong những vùng biển này. Thứ hai, nó quy định về có thể đòi chủ quyềnvới những cấu trúc địa lí ngoài khơi nào. Thứ ba, nó quy định về có thể đòinhững vùng biển nào dựa trên các cấu trúc địa lí ở ngoài khơi, và các quyền vàquyền tài phán mà các quốc gia được hưởng trong những vùng biển đó. Cuối cùng,nó thiết lập các quy tắc về cách phân định ranh giới trên biển trong những trường hợp có các yêu sách chồng lấn lên nhau.
Các vùng biển theo UNCLOS
Các quốc gia đều có chủ quyền trong lãnh hải 12 hải lí (nm) tiếp giáp với bờ biển của họ, với quyền đi qua của tàu tàu thuyền nước ngoài. Nguyên tắc chung là lãnh hải được tính từ ngấn thủy triều thấp dọc theo bờ biển, nhưng các quốc gia cũng được phép sử dụng đường cơ sở thẳng dọc theo bờ biển của họ trong một số trường hợp nhất định.
Các quốc gia ven biển có quyền đòi hưởng một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) vươn ra tới 200 hải lí từ cùng đường cơsở được dùng để tính lãnh hải. Trong vùng đặc quyền kinh tế các nước ven biển có 'quyền chủ quyền' cho việc khảo sát và khai thác tài nguyên thiên nhiên sinhvật và không sinh vật trong nước cũng như các nguồn tài nguyên dưới đáy biển và lòng đất. Các quốc gia ven biển cũng có thẩm quyền quản trị việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế, cũng như thẩm quyềnđược quy định trong UNCLOS đối với việc nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời, tất cả các nước khác đều có quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như quyền đặt cáp ngầm và đường ống dẫn trong vùng đặc quyền kinh tế.
Các quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền cho việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên của thềm lục địa tiếp giáp với bờ biển của họ. Thềm lục địa bao gồm đáy biển và lòng đất thuộc các khu vực dưới mặt biển mở rộng ra khỏi lãnh hải của quốc gia ven biển, dọc suốt sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của mình đến mép ngoài của rìa lục địa (tùy theo nó có đáp ứng một số tiêu chuẩn địa vật lí hay không),hoặc tới khoảng cách 200 hải lí từ đường cơ sở dùng để tính bề rộng của lãnhhải ở nhữngnơi mà mép ngoài của rìa lục địa nằm cách đường cơ sở dưới 200 hải lí này. Quốc gia ven biển muốn đòi hưởngthềm lục địa bên ngoài 200 hải lí phải cung cấp thông tin kĩ thuật cho Ủy banRanh giới Thềm lục địa (CLCS).
Khu vực biển từ các thể địa lí ngoài khơi
UNCLOS vạch ra các khác biệt quan trọng giữa các cấu trúc địa lí ngoài khơi như (1) đảo, (2) đảo đá, (3) cấu trúc lúc nổi lúc chìm [những cấu trúc cao hơn mức thủy triều thấp nhưng thấp hơn mứcthủy triều cao], và (4) cấu trúc địa lí ngầm.
Các khác biệt này là rất quan trọng vì có thể đòi hưởng được các khu vực biển khác nhau từ các loại cấu trúc địa lí khác nhau. Các yêu sách đối với không gian biển chỉ có thể xuất phát từ đường cơ sở được tính từ lãnh thổ đất nơi một quốc gia có chủ quyền. Điều này thường được mô tả như là nguyên tắc "đất thống trị biển". Nguyên tắc đã này có từ lâu và vẫn còn được các tòa án nêu ra và xác nhận nó.
(Còn nữa)
Tác giả: GS Robert Beckman; Biên dịch: Nguyễn Trịnh Đôn - Phạm Văn Song..Hiệu đính: Phạm Thanh Vân - Dương Danh Huy. Nguồn:cil.nus.edu.sg
GS Robert Beckman là Giám đốc Trung tâm luật quốc tế, đồng thời là phó giáo sư Khoa luật, Đại học quốc gia Singapore.