Thủ tướng “chốt” thời hạn đề án tái cơ cấu cho bộ, ngành [20/06/2013]
Cùng với đề án tái cơ cấu, Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng dự thảo đề án thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu tại doanh nghiệp và đề án tách chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước.
Đó là một trong những nội dung của chỉ thị về triển khai đề án tái cơ cấu kinh tế, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Theo đó, người đứng đầu Chính phủ phân công các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước triển khai một số nhiệm vụ trong ba năm 2013 - 2015 nhằm thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020.
Thủ tướng yêu cầu, trong quý 2/2013, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập ban chỉ đạo tái cơ cấu của ngành, lĩnh vực và địa phương.
Trong quý 3/2013, Bộ Tư pháp chủ trì hoàn thành dự thảo nghị quyết về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải chủ trì hoàn thành quy trình hợp lý, liên thông giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư - xây dựng từ chấp thuận chủ trương đầu tư, đánh giá tác động môi trường, thẩm định và chấp thuận dự án đầu tư, thỏa thuận về giao đất, cho thuê đất… đến cấp giấy phép xây dựng.
Cũng trong thời gian này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thành dự thảo nghị định về quản lý, giám sát và đánh giá các tập đoàn và tổng công ty nhà nước (thay thế Nghị định 101/2009/NĐ-CP).
Đến quý 4/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành dự thảo đề án thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu tại doanh nghiệp và đề án tách chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước.
Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành liên quan hoàn thành dự thảo một số luật, nghị định như: Luật Quy hoạch; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Đấu thầu; Luật Phá sản; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung một số điều); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi, bổ sung một số điều); Nghị định về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định về đầu tư trung hạn…
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng quý, tổ chức giao ban kiểm điểm tình hình thực hiện, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện tái cơ cấu kinh tế trong ngành, lĩnh vực và địa phương thuộc thẩm quyền quản lý, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng.
Ngày 19/2 vừa qua, Thủ tướng đã ký ban hành quyết định phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ thời điểm ban hành quyết định đến nay, quá trình triển khai đề án tái cơ cấu có phần chậm trễ so với kỳ vọng và mục tiêu đề ra.
Theo đó, người đứng đầu Chính phủ phân công các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước triển khai một số nhiệm vụ trong ba năm 2013 - 2015 nhằm thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020.
Thủ tướng yêu cầu, trong quý 2/2013, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập ban chỉ đạo tái cơ cấu của ngành, lĩnh vực và địa phương.
Trong quý 3/2013, Bộ Tư pháp chủ trì hoàn thành dự thảo nghị quyết về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải chủ trì hoàn thành quy trình hợp lý, liên thông giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư - xây dựng từ chấp thuận chủ trương đầu tư, đánh giá tác động môi trường, thẩm định và chấp thuận dự án đầu tư, thỏa thuận về giao đất, cho thuê đất… đến cấp giấy phép xây dựng.
Cũng trong thời gian này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thành dự thảo nghị định về quản lý, giám sát và đánh giá các tập đoàn và tổng công ty nhà nước (thay thế Nghị định 101/2009/NĐ-CP).
Đến quý 4/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành dự thảo đề án thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu tại doanh nghiệp và đề án tách chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước.
Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành liên quan hoàn thành dự thảo một số luật, nghị định như: Luật Quy hoạch; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Đấu thầu; Luật Phá sản; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung một số điều); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi, bổ sung một số điều); Nghị định về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định về đầu tư trung hạn…
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng quý, tổ chức giao ban kiểm điểm tình hình thực hiện, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện tái cơ cấu kinh tế trong ngành, lĩnh vực và địa phương thuộc thẩm quyền quản lý, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng.
Ngày 19/2 vừa qua, Thủ tướng đã ký ban hành quyết định phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ thời điểm ban hành quyết định đến nay, quá trình triển khai đề án tái cơ cấu có phần chậm trễ so với kỳ vọng và mục tiêu đề ra.
Ngô Trang
Theo VnEconomy