Sự mất lòng tin giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và Mỹ [05/06/2013]
Mô hình đối ngoại cho các nước
Tờ India Express cho rằng việc theo đuổi chiến lược đối ngoại cân bằng quyền lực có thể là mô hình cho các cường quốc tầm trung khác của châu Á, những người cũng quan ngại sâu sắc về sự trỗi dậy của TQ, muốn tận dụng Washington để đối trọng với Bắc Kinh, nhưng không muốn trở thành đồng minh quân sự chính thức với Mỹ.
Phác thảo thảo chiến lược của Việt Nam tại hội nghị thường niên uy tín về quốc phòng tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh sừ thiếu hụt lòng tin hiện nay giữa các nước. Bài báo trích dẫn: "Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền".
Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cả TQ và Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho khu vực. "Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển".
Trong bài phát biểu, Thủ tướng cũng kêu gọi các nước Đông Nam Á đoàn kết trong đàm phán các tranh chấp lãnh thổ, trên cơ sở tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở các vùng biển châu Á.
Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
Trong khi tìm kiếm vai trò lớn hơn của các cường quốc, Việt Nam cũng không có ý định từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập. "Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác".
Sự mất lòng tin giữa Trung Quốc với các nước láng giềng
Trong bài phát biểu nhiệt huyết khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nêu rõ những căng thẳng ngày càng tăng lên trong khu vực và liên tục nhắc đến sự mất lòng tin giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và giữa Trung Quốc và Mỹ, dù không nhắc đến đích danh Trung Quốc.
Các tổ chức khu vực cũng nên quan tâm hơn đến những căng thẳng như vậy, nhưng "vẫn còn thiếu - hay ít nhất là chưa đủ - lòng tin chiến lược trong việc thực thi các cơ chế đó", Thủ tướng phát biểu.
Như một dẫn chứng cho vấn đề này, nhiều nhà ngoại giao từ các nước đồng minh với Mỹ đã nói họ quan ngại về tấm bản đồ Biển Đông mới vừa được Sinomaps Press, cơ quan bản đồ Trung Quốc, phát hành. Bắc Kinh từ lâu vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và bãi đá trong đường 9 đoán được họ vẽ trên bản đồ Biển Đông, một tuyến thông thương quan trọng, nơi Trung Quốc đang trở nên ngày càng quyết liệt.
Khoảng 80% Biển Đông nằm trong đường 9 đoạn mà lần đầu tiên được Trung Quốc vẽ lên vào năm 1947 trước khi đất nước Trung Hoa ngày nay thành lập. Ranh giới trên không được bất kỳ nước nào khác công nhận nhưng Trung Quốc vẫn cố tình lấy làm căn cứ cho các yêu sách lãnh thổ của mình đối với các đảo như Bãi Scarborough, mà họ trên thực tế vừa chiếm từ Philippine vào năm ngoái.
Tấm bản đồ mới, theo các nhà ngoại giao châu Á, là một bước đi nữa nhằm khẳng định đường 9 đoạn là biên giới quốc gia. Sự phát hành tấm bán đồ này đã bị hoãn lại từ năm ngoái để có thể được các nhà lãnh đạo cấp cao chính thức thông qua.
Ngô Sĩ Tôn (Wu Shicun), một quan chức Trung Quốc tại hội nghị, phủ nhận bản đồ mới thể hiện các biên giới quốc gia của Trung Quốc. Thay vào đó, ông nói, nó trình bày chi tiết các đường mới xung quanh các đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên Hoa Đông, mà Nhật Bản gọi là Senkaku và vừa quốc hữu hóa hồi tháng 9, khiến Bắc Kinh phải lên tiếng.
Ở thời điểm đó, Trung Quốc giải thích các đường vẽ quanh đảo tuân thủ theo đúng luật pháp Trung Quốc. Trong khi ấy, một báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc nói các đường đó không phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển.
Ông Ngô, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc, thì đưa ra lời giải thích rằng bản đồ mới là cần thiết bời chưa hề có bản đồ chính thức nào về Biển Đông và Hoa Đông được vẽ trong khoảng 20 năm qua.
Trâm Anh(Lược dịch từ Nytimes, Indianexpress)
Theo Vnexpress