Phát hiện chữ Việt Cổ ở Quảng Tây [14/05/2013]

Theo tin của Lí Nhĩ Chân đăng trên website news.xinhuanet.com January 03, 2012 được dịch và công bố trên mạng Việt học và được trang lyhocdongphuong đưa lại như sau (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu) :

Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt

“Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.

Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu giới thiệu: chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu tập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kí đỉnh cao của ‘văn hóa xẻng đá lớn’ (4000-6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng ‘chữ Thủy’ của dân tộc Thủy. Tháng 10 -2012, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang – thị trấn Mã Đầu – huyện Bình Quả – thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù.

Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt

Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời kì xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời kì xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc.

 

Tháng 11 -2011, chuyên gia của Hội nghiên cứu phát hiện đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh – tỉnh Quảng Tây, trên đàn cúng tế còn phát hiện được phù hiệu và bàn vẽ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bàn vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới. Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông – thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây, những phù hiệu (câu bùa) này rõ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời kì đầu.”

Thật là tin vui lớn nhưng với tôi không quá bất ngờ vì rằng, khi tìm hiểu chữ Việt cổ, tôi đã biết những sự kiện sau: 1. Văn bản chữ tượng hình của người Việt cổ trên bình gốm tại di chỉ Bán Pha 2, gần thủ phủ Tây An tỉnh Sơn Tây Trung Quốc, có tuổi 12000 năm. 2. Chữ tượng hình khắc trên yếm rùa tại di chỉ Giả Hồ tình Hà Nam Trung Quốc có tuổi 9000 năm. 3. Một số chữ tượng hình cổ phát hiện ở Sơn Đông, nơi cư trú trước đây của người Việt cổ 4. Chữ tượng hình được gọi là chữ Thủy của người Thủy tộc, một bộ lạc Việt với 250000 người hiện sống ở Quý Châu. Theo lịch sử hình thành dân cư Trung Quốc mới được phát hiện, thì thời gian này, trên địa bàn Trung Hoa chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời. chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt

Bản đồ phân bố xẻng đá lớn www.luoyue.net

Điều đáng chú ý là, chữ Bán Pha và Giả Hồ gợi nhớ tới Giáp cốt và Kim văn. Nhờ vậy, khi đối chiếu với Giáp cốt văn, các nhà chuyên môn đã đọc được văn bản trên bình gốm Bán Pha 2.

So sánh tự dạng thì thấy chữ Cảm Tang phức tạp hơn chữ tượng hình ở di chỉ Bán Pha 2 và Giả Hồ nhưng lại đơn giản hơn chữ trên Giáp cốt và Kim văn. Điều này cho phép giả định, hệ thống chữ Lạc Việt có thể bắt đầu từ Bãi đá Sapa đi lên. Do ở thời kỳ sớm nên chữ ở Bán Pha 2 và Giả Hồ còn đơn giản. Do có tuổi muộn hơn nên chữ Cảm Tang đã phức tạp hơn. Phải chăng chữ trên giáp cốt và đồ đồng Ân Khư là sự phát triển sau cùng của chữ tượng hình Lạc Việt. Sau thời gian này, trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và người Hoa trong vương triều Chu cùng các nhà nước kế nhiệm chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa. Điều này cho thấy Giáp cốt và Kim văn là của người Lạc Việt. Có thể giải thích việc Giáp cốt và Kim văn tập trung nhiều ở Ân Khư như sau: Nhà Thương là một dòng Việt sống ở Nam Hoàng Hà nên cũng sở hữu chữ viết tượng hình này. Khi xâm lăng đất của người Lạc Việt ở vùng Sơn Đông ngày nay, đã cướp những văn tự của người Việt ở đây mang về kinh đô của mình, làm phong phú sưu tập chữ Lạc Việt.

 

Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa khoảng 4000 đến 6000 năm trước. Mặt khác, chữ cổ Cảm Tang chứng minh sự liên tục của chữ tượng hình Lạc Việt từ Sa Pa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa.

Hà Văn Thùy

 

Đây là phiến đá có khắc tự phù biểu ý của người Lạc Việt cổ được chụp tại huyện Bình Quả – Quảng Tây vào ngày 23 tháng 12

 

Đây là phiến đá có khắc tự phù biểu ý của người Lạc Việt cổ được chụp tại huyện Bình Quả – Quảng Tây vào ngày 23 tháng 12

Nhóm khảo cổ khảo sát di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang – thị trấn Mã Đầu – huyện Bình Quả – Quảng Tây vào ngày 22 tháng 12

Ông Tưởng Đình Du giám định chữ khắc trên đá phát hiện ở di chỉ Cảm Tang – huyện Bình Quả

Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang – huyện Bình Quả

Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang – huyện Bình Quả

Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang – huyện Bình Quả

Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang – huyện Bình Quả

Ông Tưởng Đình Du giải thích tình huống cho dân thôn

Phát hiện đàn tế của người Lạc Việt có hình khắc của người Lạc Việt

Hình vẽ chim và rắn trên đàn tế của người Lạc Việt cổ ở núi Đại Minh

Chữ khắc trên xương thú phát hiện ở di chỉ mộ táng vách động của người Lạc Việt ở huyện Vũ Minh

Chữ khắc trên xương thú của người Lạc Việt phát hiện ở sông Ung

Chiếc qua đá cổ của người Lạc Việt phát hiển ở sông Tả

Phát hiện di chỉ Cảm Tang có chữ khắc trên đá của người Lạc Việt

Chữ khắc trên đá của người Lạc Việt trên phiến đá lớn nhất

Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt

Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt

Xẻng đá lớn phát hiện tại đầm Đại Long – huyện Long An – Quảng Tây

Các loại xẻng đá được phát hiện

liên kết website

đối tác

GIA PHUC SS Sunny mountain TC Kinh tế Châu Á - TBD