Lạc Vương Hay Hùng Vương? (1) [19/12/2012]

Tác giả: Lãn Miên

Nhà nghiên cứu Lưu Thụy phòng nghiên cứu khảo cổ Tây An trong bài viết đăng kỳ 5 năm 2006 tạp chí Nghiên cứu dân tộc có bài viết khẳng định chữ Hùng Vương 雄 王là viết đúng, còn chữ Lạc Vương 雒 王là viết sai. Các lý do nêu để minh chứng là:

Học giả Lưu Thụy viết: 《Đầu năm 2005 tại di chỉ khảo cổ Cung Thự ở Phiên Ngung Quảng Châu có phát hiện một loạt thẻ gỗ Nam Việt ghi sự việc, trong đó thẻ đánh số nghiên cứu 73 có ghi nội dung đóng tô cho quan “dã Hùng kê thất, kỳ lục Thư, nhất Hùng 野 雄 鸡 七,其 六 雌 一 雄”. Các nhà khảo cổ thắc mắc ở hai chữ Hùng trong câu này, vì Hùng Kê là gà trống, Thư Kê là gà mái. Câu trên thẻ viết “dã Hùng kê bảy, trong đó sáu Thư, một Hùng” tức là bảy gà trống rừng (dã 野 = dại), trong đó sáu mái một trống, không làm sao hiểu nổi, đã bảy trống rồi sao lại còn sáu mái》. Lưu Thụy thì cho rằng chữ Hùng đầu không phải là chỉ giới tính con gà mà là chỉ loài gà gọi là gà Hùng 《vì vùng này xưa là đất của Hùng Vương》, còn chữ Hùng kê sau thì có nghĩa là gà trống, tức bảy con gà Hùng, mà là gà rừng, trong đó có sáu mái một trống》. Nhà khảo cổ học Mạch Anh Hào ở Quảng Châu thì lại cho rằng:《 chữ Dã Hùng có thể là tên một địa danh, tức là gà Dã Hùng bảy con, trong đó sáu mái một trống》. [ Vì các nhà khảo cổ chưa học tiếng Việt, nên không hiểu được câu viết trên thẻ trên, một câu hoàn toàn Hán, do người Hán ngày xưa viết. Lãn Miên hiểu câu trên dễ ợt: Người Lĩnh Nam cũng như người Đài Loan, không gọi gà trống là Hùng Kê, mà đến tận bây giờ vẫn gọi xuôi theo kiểu Việt, Gà Trống gọi là Kê Công, Gà Mái gọi là Kê Mẫu, “con gà” thì họ không gọi như kiểu Hán viết ngược là Kê Tử 鸡 子, mà gọi xuôi theo kiểu Việt là “tu cáy”. Chữ viết trên thẻ gỗ ấy đích thị là do nha lại người Hán viết, vì thu tô cho quan là người Hán, còn người đóng tô là dân Việt. (Thời Triệu Đà lập nước Nam Việt là thời người Bách Việt giành lại độc lập ở phía nam, sau khi các nước Việt khác của khối Bách Việt đã bị diệt, Triệu Đà thực thi sách lược hòa hoãn: đoàn kết Bách Việt và dung hòa với người Hán). Chẳng lẽ người đóng tô phải tự viết vào thẻ nộp? người đóng tô nói bảy con ”cáy dừng” ( gà rừng) thì nha lại ghi là bảy con “dừng kê”, nhưng dùng chữ để ký âm từ “dừng” (rừng) bằng hai chữ “dã hùng 野 雄” (Dã Hùng=Dừng). Chữ “Rừng”, hay “Dừng” như người Bắc Bộ phát âm, cũng đã từng được ký âm bằng hai chữ Dã 野 Tùng 叢( nghĩa là Lùm cây Dại, tức Rừng), chữ Dã 野 là âm nho của từ “dại” như cỏ dại, chữ Tùng 叢 là âm nho của từ “lùm” như lùm cây (Dã Tùng=Dừng, Dã Hùng=Dừng, Hán ngữ chỉ có âm “u”, không có âm “ư”), cũng có chữ âm nho của từ “lùm” là chữ Lâm 林 (biểu ý có hai cây 木+ 木 tức nhiều cây thì là “lùm”). Lắm=Lùm=Lớn=Lao=Lãnh. Người Lào Lùm là tộc đa số ở Lào, họ tự xưng là Thay Lao, gọi các tộc thiểu số khác là Khạ Nọi. Ngạn ngữ Lào có câu “Lìn má, má lề nạ. Lìn khạ, khạ nhịp pua” nghĩa là “Lờn chó, chó liếm mặt. Lờn người, người sờ đầu” ( người Lào kiêng xoa đầu người khác). Từ đôi trong Việt ngữ: chó má là nhiều chó, gà qué (cáy) là nhiều gà.

Học giả Lưu Thụy viết:《Khi nghiên cứ sử dân tộc thời Tần Hán thì gặp rất nhiều lần từ Hùng Vương 雄 王 và Lạc Vương 雒 王 trong các thư tịch, vậy từ nào là đúng? Nhìn hình chữ thì Hùng 雄 và Lạc 雒 hơi giống nhau nhưng phát âm thì khác xa nhau. Trong một số thư tịch nói rằng Hùng Vương là tên gọi mà dân tộc vùng Giao Chỉ thời Tần Hán tôn xưng thủ lĩnh của mình. “Cựu Đường thư. Địa lý chí”, “An Nam đô đốc phủ. Bình Đạo huyện” có ghi. “Nam Việt chí” ghi: Đất Giao Chỉ cũ có quân trưởng Việt: Hùng Vương 雄 王, tá của ông viết là Hùng Hầu. Sau Thục Vương đem ba vạn quân tướng đánh diệt Hùng Vương. Thục dựng con trai làm An Dương Vương, trị Giao Chỉ. “Lĩnh Nam cổ đại phương chí tập dực” tập “Nam Việt chí” ghi: Đất Giao Chỉ cũ có quân trưởng viết là Hùng Vương, tá của ông viết là Hùng Hầu, đất viết là Hùng Điền, nhất Lạc điền kỳ điền giả viết Lạc Hầu, chư huyện tắc viết Lạc Tướng. (“ Quảng Đông tân ngữ” dẫn). “Thái bình quảng ký” cũng có viết Giao Chỉ có Hùng Vương 雄 王, Hùng dân, Hùng điền, Hùng Hầu, Hùng Tướng. Một số thư tịch khác thì cũng những nội dung tương tự nhưng chữ Hùng 雄 lại viết thành chữ Lạc 雒. Như “Thủy kinh chú. Diệp du thủy chú” ghi : Khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, trên đất có Lạc điền, ruộng ấy tùy nước lên xuống, dân làm ruộng ấy ăn vị chi Lạc dân. Thiết đặt Lạc Vương, Lạc Hầu, làm chúa các quận huyện; huyện nhiều thì là Lạc Tướng, có ấn đồng [ đương nhiên phải có chữ viết thì mới có triện đồng]. Sau con trai Thục Vương đem ba vạn quân tướng đánh Lạc Vương, Lạc Hầu, chinh phục các Lạc Tướng, lên làm An Dương Vương. Sau, Nam Việt Vương Uý Đà sang đánh An Dương Vương. Con trai là Thủy hàng phục An Dương Vương, xưng làm thần…Thủy thấy nỏ bèn lấy trộm lẫy, chạy về báo Việt Vương. Nam Việt tiến binh đánh. An Dương Vương phát nỏ, nỏ gẫy, thế là bại. Việt chinh phục các Lạc Tướng…Lĩnh Nam chích quái, đoạn Hồng Bàng thị có viết: Âu Cơ với 50 con trai cư ở Phong Châu, tôn Hùng trưởng giả ( kẻ trưởng Hùng=cha trưởng Hùng) làm Chủ, hiệu viết Hùng Vương, quốc hiệu viết Văn Lang quốc. Vân vân và vân vân, tóm lại trong các thư tịch có tới 5 cách viết chữ: Hùng “雄”,Lạc“雒”,Lạc“骆”,Lạc“貉”, Hùng“碓” . Nhưng chữ Hùng Vương 雄 王 là đúng hơn cả, vì trong các truyện truyền miệng của Việt Nam phù hợp với hầu hết các chuyện trong Lĩnh Nam chích quái, đều có bối cảnh là thời Hùng Vương 雄 王》

Thuyết văn giải tự của Hứa Thận thì giải thích: (chú ý thấy là hành văn theo kiểu Việt), 《雄Hùng: 鸟父也điểu phụ dã (chim bố ạ = chim bố dạ = chim bố vzậy), 从 佳 厷 声 tùng giai Hoằng thanh (cùng giống Hoằng ở tiếng), 羽 弓 切 Vũ Cung thiết (Vũ Cung lướt)》 [ Vũ Cung=Vùng ] (nếu theo âm đọc của người Hán mà đọc sách Hứa Thận thì là: “Uỷ 羽 Cung 弓” lướt thành “Uỳùng” chứ không thể thành “xiúng” như họ đọc chữ Hùng 雄 được, rõ ràng là trật lấc). Theo Hứa Thận giải thích cách đọc, thì chữ Hùng 雄 đọc là “Vùng”, theo biểu ý của mặt chữ thì cũng đúng nghĩa đó: bộ Hoằng 厷 nghĩa là rộng (Rộng=Hồng 洪 =Hoằng 宏), bộ Chuy 隹 nghĩa là Chim, Hùng = 厷 + 隹 = 雄 Hùng, nghĩa là “Vùng rộng của cư dân Bách Việt có totem là con chim” ( như hình chim trên trống đồng). Chữ Vương cũng có nghĩa là Vùng ( theo QT: Văn=Vuông=Vương=Vùng, theo chữ: 文 = 口 = 王 = Vùng, người Triều Châu đọc chữ Văn文là “vuông”, người Quảng Đông đọc chữ Văn 文 là “mảnh”, đi học để có “văn bằng” hay “mảnh bằng” thì cũng rứa .Theo QT, thì: Vuông Chứa=Văn Chữ=Văn Tự, Chữ Vuông=Tự Vựng, bởi mỗi chữ là một âm “tiết” là một “tiếng” có nghĩa hoàn chỉnh, Vuông Chứa còn lướt nữa thành Vựa). Chữ Hùng Vương 雄 王 là các thư tịch thời Tần Hán về sau viết. Còn theo hành văn của người Việt thì phải viết là Vương Hùng . Hùng nghĩa là vùng rộng của người Việt, Vương nghĩa là vùng. Ghép hai từ đồng nghĩa vùng thành ra từ đôi thì nghĩa được nhấn mạnh là nhiều vùng, thành vùng rất rộng lớn của người Việt, gọi là Nước. Nước thì có nhiều Vùng tức nhiều Vuông, mỗi Vuông ấy là của Nước, Của Nước=Quốc, nên chữ Quốc 國 có cái áo ngoài là một Vuông 口. Vùng nhỏ trong nước, viết bằng chữ Động 洞 gồm bộ “nước 氵” và bộ “đồng 同”, nghĩa là cùng Nước. Vương Hùng=Vùng Hùng, Vùng Hùng tức Vùng của Hùng (như “cơm tôi” tức “cơm của tôi”, “cơm anh” tức “cơm của anh”). Vùng Của=Vua (QT lướt). Vương Hùng=Vùng của Hùng=Vua Hùng. Theo QT thì: Vua=Chúa=Chậu=Chủ=Cụ=Quân=Quan=Con=Kẻ=KÔ đômô (tiếng Nhật)=Cu=Tu (tiếng Tày)=Tử(chữ nho). (Quân bài còn gọi là con bài; kẻ sĩ; sĩ tử; tu cáy là con gà , tiếng Quảng Đông và Tày Thái, con gà=con cà=con kê; quan Lang=cụ Lớn). “Quân trưởng Hùng Vương” như thư tịch Tần Hán viết, tức là Vua Hùng. Hùng Vương là chữ mà thư tịch Tần Hán viết là chỉ đất nước của người Việt cổ đại (nên ta quen gọi là thời Hùng Vương, tức là thời mà người Việt cổ đại lập quốc ở nam Dương Tử), thủ lĩnh của đất nước ấy cũng mang tên đất nước ấy luôn, là Vua Hùng, quốc gia ấy tồn tại 3000 năm trải qua 18 thời đại, con người cụ thể làm thủ lĩnh quốc gia ấy gọi là Lang. Lắm=Lùm=Lớn=Lao=Lang=Lãnh; lãnh thổ là đất lớn, lãnh hải là biển lớn. Lãnh Đầu=Lãnh Đạo. Vùng Lang , tức vùng của Lang, do Lang quản, Vùng Lang viết chữ nho là Văn Lang. Đó là quốc gia Văn Lang của người Việt cổ đại ở nam Dương Tử. Đó là tổ quốc của Bách Việt. Mà hậu duệ của dân tộc ấy còn thấy trong các từ chỉ “người” trong Việt ngữ, nói về dân mặt trời, thờ Bà Trời (“Ông Trăng mà lấy Bà Trời. Mùng năm hỏi cưới, mùng mười rước dâu”), tức đại tộc Bách Việt:

Kẻ=Cả=Ta=Kha=Khơ=Kháng=Khùa=Khạ=Xá=Cả=Kinh=Keo=Lèo=Lào=Lao=Lão=Ly= =Lý=Lê=Lầu=Lửa=Lói=Nòi=Nọi=Chói=Choang=Chái=Ai=Trại=Thái=Thay=Tày=Tao= =Cao=Chao=Cháy=Chiếu=Liêu=Miêu=Mèo=Mông=Man=Mán=Mọi=Mường=Mằn= =Mân=Cần=Nhân=Dân=Duôn=Dương=Duê=Duyệt=Việt=Nhiệt=Nhật=Nhắng=Nắng= =Nùng=Hùng=Họ=Hộ=Ngô=Ngộ=Ngã=Người.

Nhiều từ ghép hai từ nêu trên với nhau để chỉ người hay nhiều người:

Kinh Kha: tráng sĩ người nước Việt được cử đi thích sát Tần Thủy Hoàng.

Thay Lao: tiếng tự xưng của người Lào Lùm, họ gọi các tộc khác là Khạ Nọi.

Duôn: tiếng người Khơ Me và người Thái Lan gọi người Kinh.

Cần Keo: tiếng người Tày-Nùng gọi người Kinh.

Mằn: tiếng người Quảng Đông chỉ người

Mọi Người=nhiều người

Ai Lao: chỉ cộng đồng Lào

Lèo: tiếng nam Trung Bộ gọi người Lào

Duê: tiếng người Hán gọi người Việt

Nùng Chao: một nhánh cộng đồng Nùng

Dương Việt quốc: người Việt của Nước

Mân Việt quốc: người Việt của Nước

(Từ Kinh Kha cũng hiểu là Kẻ Khạ, là một người Việt, cũng như Kinh Dương Vương, tức Vương Kinh Dương, hiểu là ông Vua người Việt, không phải là ông họ Kinh tên Dương. Người Việt đặt tên địa danh bằng chữ “người” lên đầu, do tư duy coi người là quí nhất, đó là chữ Kẻ, là chung nhất, chỉ dân đất ấy, cụ thể cá nhân thì cũng nhan nhản các tên núi Bà…, chợ Bà…, núi Nàng…, đền Bà…, đền Ông…, cầu Ông…. Nhan nhản các tên làng có chữ Kẻ còn tồn tại ở Lĩnh Nam, mà thư lại đem ký âm trên giấy tờ ghi bằng chữ Kê, dù có nơi viết đảo ngược theo kiểu Hán, chữ Kê đứng sau. Các nhà khảo cổ cứ theo nghĩa chữ Kê là con gà nên đoán sai hết cả. Ví dụ địa danh viết chữ là Kê Tâm Sơn (núi Kê Tâm) ở Quảng Đông, lại đoán là “núi tim gà” rồi mò là do dân cư ở đó có tục bói chân gà. Thực ra nó là “núi Kẻ Tằm” do dân ở đó là kẻ chuyên trồng dâu nuôi tằm. Nếu là tên Núi Gà, hay suối Kênh Gà thì còn có lý. Dân Việt có làm cỗ cúng thì nguyên con gà luộc đặt trên mâm xôi, chẳng có tục cúng rời bằng cái tim con gà, cũng chẳng có logic nào moi tim con gà ra coi để hình dung nó giống trái núi mà đặt tên núi, tim gà hay tim heo thì đều hình dáng giống nhau cả . Nước Sở, sau thời Hùng Vương, còn gọi là nước Kinh Sở, đơn giản thì cũng là Kẻ Sở vậy, nghĩa là dân đất Sở là dân Bách Việt. Các đời vua Sở lấy chữ Hùng làm họ, Hán thư về sau không viết bằng chữ Hùng 雄 (Hồng Vùng=Rộng Vùng, nhưng có totem Chim=Teen=Tiên; Rộng Vùng=Rồng=Rắn Sông, một chữ Hùng 雄 đủ nói lên lịch sử nhờ cả ý cả âm) mà viết bằng chữ Hùng 熊 (nghĩa là con gấu theo Hán ngữ, phát âm là “xiúng”, nhưng biểu chữ thì lại là chữ Năng 能 ở trên và chữ Lửa 灬ở dưới, thì cũng là dân Nắng Lửa tức dân Mặt Trời, vậy chữ này là được mượn để ký âm “xiúng” là con gấu, chữ nó không có tượng hình hay biểu ý gì đến gấu cả) . Nhà văn Nhật Bản Shiba Hirotaro viết: “…Thời các nước Ngô, Sở, Việt ở vùng Trường Giang, ngôn ngữ họ nói là ngôn ngữ Nam Á, khác xa ngôn ngữ ở Trung Nguyên. Thời ấy họ mạnh hơn các nước ở Trung Nguyên nhiều, đơn giản là vì họ đông dân và lắm gạo…”.

Cái Nước to rộng ấy là Nước Hùng Vương, hay Nước Văn Lang.

Có học giả Trung Quốc (W: xinbang wang) lý luận: 《 Hán thư chẳng thấy có nói đến Văn Lang quốc, nói đến người Văn Lang thì có, như “Lâm Ấp ký” viết thế kỷ thứ 5. Vậy Văn Lang quốc là không có, vì xã hội phải có phân chia giai cấp thì mới hình thành quốc gia. Lại nữa, kết hợp với lý giải chữ Quốc, thì chữ Quốc cổ đại chỉ có ý nghĩa là thành ấp, thành bang, tức thành vực, khu vực 结合古代对国字含议的理解(古代“国”字指城邑、城邦即地域、区域的思)》 . Vậy hóa ra cũng phải công nhận Quốc không phải là Nước. Việt ngữ Nước là địa lý lớn có chủ, Quốc là vùng nhỏ của Nước. Của Nước=Quốc. Phong hầu cho đất Trần thì gọi là Trần Quốc tức xứ Trần của Nước, người được phong lấy tên đất là Trần làm họ v.v. Cổ thư viết hai chữ Trung Quốc thì phải theo kiểu Việt mà hiểu nghĩa của nó là Trong của Nước (thì mới dịch được cổ văn sang Hán ngữ hiện đại), chứ thời cổ đại chưa có nước lớn gọi là nước Trung Quốc ( thời nhà Thanh gọi là nước Đại Thanh), mà chỉ có hàng trăm quốc gia Bách Việt.

liên kết website

đối tác

GIA PHUC SS Sunny mountain TC Kinh tế Châu Á - TBD