Khoảng lặng sau kết quả tín nhiệm của Thống đốc [12/06/2013]
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
“Bọn tôi buồn lắm. Nhưng biết sao được”, một lãnh đạo cấp vụ nhắn tin cho người viết, tránh bình luận về kết quả tín nhiệm của “sếp” mình - bộ mặt của ngành.
Đầu giờ sáng ngày 11/6, khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm đang được công bố, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại gọi điện tới VnEconomy. Cuộc gọi có lúc rơi vào im lặng, bởi người gọi bị hẫng khi tiếp nhận thông tin.
Với 209 phiếu “tín nhiệm thấp”, 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu.
“Sẽ có những đánh giá khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, những quyết sách mà ông Bình đã đưa ra. Nếu như hai năm trước làm thế này, không làm thế kia… thì tình hình có thể đã tốt hơn. Sẽ có những sự nuối tiếc, nhưng cũng phải thấy rằng Thống đốc đã làm được nhiều việc lớn cho hệ thống”, vị tổng giám đốc hơn ba mươi năm trong nghề nói.
Không nêu cụ thể về những điều mà ông Bình đã làm được, song vị tổng giám đốc trên cho rằng, vị trí đứng đầu điều hành chính sách tiền tệ hai năm qua rất kén người có khả năng đảm đương, nhất là có quá nhiều thử thách và phức tạp, ngay cả vấn đề dư luận đầy sóng gió trong năm 2012 chứ chưa nói về chuyên môn.
Điều mà ông nhấn mạnh là nhiều năm rồi hệ thống các tổ chức tín dụng mới có được một trật tự, một sự đồng thuận cao trong hoạt động và thực thi các chính sách như hiện nay; không còn những xáo trộn, nhiễu loạn gây bức xúc trong xã hội như trước…
Trò chuyện với phóng viên nghị trường và phóng viên theo dõi lĩnh vực ngân hàng của VnEconomy trong cuộc hẹn cuối chiều 11/6, một chuyên gia kinh tế độc lập đưa ra một góc nhìn lạc quan về “kết quả tín nhiệm” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
“Đầu giờ sáng, phản ứng đầu tiên khi đọc thông tin thì cá nhân tôi cũng buồn. Từng hai mươi năm trong ngành, giờ chuyển công tác trong tổ chức độc lập, nhưng ngành ngân hàng vẫn là quê hương của tôi. Ai cũng muốn quê hương mình tươi đẹp chứ”, ông nói.
Theo ông, ở nhiệm kỳ này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã tiếp quản một gia sản có quá nhiều vấn đề, hay từ ông dùng là “bệnh tật”. Nếu vo tròn những vấn đề đó, giữ sao cho nó không lộ ra hay không vỡ ra rồi chuyển cho nhiệm kỳ sau, thì có thể cá nhân người điều hành sẽ an toàn hơn.
“Nhưng tôi thấy, ông Bình đã dám bày nó ra, tìm cách mổ xẻ và xử lý. Ông ấy dám tuyên chiến với những bất cập tích tụ từ cả chục năm trước dồn lại trong cái gia sản ấy, mà chỉ riêng động chạm đến các nhóm lợi ích cũng đã đủ mệt rồi. Hơn nữa, lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ không đơn thuần chỉ là các vấn đề nội tại, mọi bất cập của nền kinh tế đều có thể truyền dẫn và phản ánh vào nó, chứ đâu phải chỉ mình nó tạo ra”, chuyên gia này nói.
Và góc nhìn lạc quan của ông là ở chính số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh. Bởi ông lập luận, khi các vấn đề của chính sách tiền tệ, các kết quả và tồn tại liên quan, được nhìn nhận rõ hơn, chính 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao” là một kết quả chắc chắn. Điều này đồng nghĩa với cơ hội sẽ có thêm số phiếu chuyển nhóm từ “tín nhiệm thấp” nếu nỗ lực hơn nữa, làm tốt hơn nữa.
Ở một góc nhìn khác, tối muộn 11/6, phó chủ tịch một ngân hàng thương mại nhỏ tại Tp.HCM gọi điện cho người viết. Trong câu chuyện, ông dẫn luôn thực tế có chút khôi hài của bản thân mình.
Hai tháng trước, vợ ông sinh con thứ ba. Đi làm giấy khai sinh và các thủ tục, ủy ban phường từ chối. Lý do, gia đình ông mới chuyển về địa phương cũng chừng vài tháng, việc dẫn đến sinh con thứ ba có ở phường cũ và cần phải về đó để làm thủ tục.
“Họ cũng có lý. Đúng là họ tránh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của địa bàn mình bị ảnh hưởng, nhận thêm một trường hợp sinh con thứ ba, khi mà “gốc gác” của nó là có từ địa bàn khác”, ông giải thích và liên hệ với những vấn đề phải xử lý của hệ thống ngân hàng hiện nay, hàm ý rằng: nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản và điêu đứng không hẳn là do một vài năm nay, mà tích tụ những bất ổn từ nhiều năm trước.
“Tuy nhiên, tôi không bình luận về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Thống đốc. Chỉ kể câu chuyện của mình để bạn tham khảo như vậy. Điều tôi bức xúc là ở khía cạnh khác”, ông nói.
Quan điểm mà ông nhấn mạnh là đối với những vị trí điều hành độc lập, không nên áp cơ chế bỏ phiếu để đánh giá tín nhiệm của họ. Đó là các chức danh ở các lĩnh vực tòa án, thanh tra và điều hành chính sách tiền tệ. Chỉ khi nào họ không làm được việc thì mới tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm để xem xét bãi nhiệm hay không.
“Nhiều nước tiên tiến trên thế giới họ không làm như vậy. Những công tác độc lập thì hãy để yên cho họ làm việc. Như ông chánh án, nguyên tắc bất di bất dịch là phải xử, phán xét sao cho đúng sự thật, chứ không vì để hài lòng chỗ này hay chỗ kia mà xử khác đi. Hay ông thanh tra, luôn luôn phải tìm ra sự thật chứ không phải ngại chỗ này hay chỗ kia mếch lòng mà tránh đi. Ở những vị trí độc lập này, theo tôi, không vì để có những tấm phiếu ủng hộ hay không ủng hộ mà phải làm khác đi”, vị lãnh đạo ngân hàng trên dẫn giải.
Với chính sách tiền tệ, ông dẫn chứng cho quan điểm của mình: “Chúng ta đang hướng tới một ngân hàng trung ương độc lập, không bị chi phối bởi các yếu tố khác, dù là rất khó. Như việc bỏ phiếu tín nhiệm, tôi xin nêu một ví dụ, khi mà lạm phát bùng nổ, Ngân hàng Nhà nước phải sử dụng lãi suất. Tăng lãi suất cao để xử lý, kiểm soát được lạm phát. Nhưng lãi suất cao khiến các doanh nghiệp điêu đứng và lợi ích của nhiều người bị ảnh hưởng, thì thành ra không được tín nhiệm”.
Đầu giờ sáng ngày 11/6, khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm đang được công bố, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại gọi điện tới VnEconomy. Cuộc gọi có lúc rơi vào im lặng, bởi người gọi bị hẫng khi tiếp nhận thông tin.
Với 209 phiếu “tín nhiệm thấp”, 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu.
“Sẽ có những đánh giá khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, những quyết sách mà ông Bình đã đưa ra. Nếu như hai năm trước làm thế này, không làm thế kia… thì tình hình có thể đã tốt hơn. Sẽ có những sự nuối tiếc, nhưng cũng phải thấy rằng Thống đốc đã làm được nhiều việc lớn cho hệ thống”, vị tổng giám đốc hơn ba mươi năm trong nghề nói.
Không nêu cụ thể về những điều mà ông Bình đã làm được, song vị tổng giám đốc trên cho rằng, vị trí đứng đầu điều hành chính sách tiền tệ hai năm qua rất kén người có khả năng đảm đương, nhất là có quá nhiều thử thách và phức tạp, ngay cả vấn đề dư luận đầy sóng gió trong năm 2012 chứ chưa nói về chuyên môn.
Điều mà ông nhấn mạnh là nhiều năm rồi hệ thống các tổ chức tín dụng mới có được một trật tự, một sự đồng thuận cao trong hoạt động và thực thi các chính sách như hiện nay; không còn những xáo trộn, nhiễu loạn gây bức xúc trong xã hội như trước…
Trò chuyện với phóng viên nghị trường và phóng viên theo dõi lĩnh vực ngân hàng của VnEconomy trong cuộc hẹn cuối chiều 11/6, một chuyên gia kinh tế độc lập đưa ra một góc nhìn lạc quan về “kết quả tín nhiệm” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
“Đầu giờ sáng, phản ứng đầu tiên khi đọc thông tin thì cá nhân tôi cũng buồn. Từng hai mươi năm trong ngành, giờ chuyển công tác trong tổ chức độc lập, nhưng ngành ngân hàng vẫn là quê hương của tôi. Ai cũng muốn quê hương mình tươi đẹp chứ”, ông nói.
Theo ông, ở nhiệm kỳ này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã tiếp quản một gia sản có quá nhiều vấn đề, hay từ ông dùng là “bệnh tật”. Nếu vo tròn những vấn đề đó, giữ sao cho nó không lộ ra hay không vỡ ra rồi chuyển cho nhiệm kỳ sau, thì có thể cá nhân người điều hành sẽ an toàn hơn.
“Nhưng tôi thấy, ông Bình đã dám bày nó ra, tìm cách mổ xẻ và xử lý. Ông ấy dám tuyên chiến với những bất cập tích tụ từ cả chục năm trước dồn lại trong cái gia sản ấy, mà chỉ riêng động chạm đến các nhóm lợi ích cũng đã đủ mệt rồi. Hơn nữa, lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ không đơn thuần chỉ là các vấn đề nội tại, mọi bất cập của nền kinh tế đều có thể truyền dẫn và phản ánh vào nó, chứ đâu phải chỉ mình nó tạo ra”, chuyên gia này nói.
Và góc nhìn lạc quan của ông là ở chính số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh. Bởi ông lập luận, khi các vấn đề của chính sách tiền tệ, các kết quả và tồn tại liên quan, được nhìn nhận rõ hơn, chính 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao” là một kết quả chắc chắn. Điều này đồng nghĩa với cơ hội sẽ có thêm số phiếu chuyển nhóm từ “tín nhiệm thấp” nếu nỗ lực hơn nữa, làm tốt hơn nữa.
Ở một góc nhìn khác, tối muộn 11/6, phó chủ tịch một ngân hàng thương mại nhỏ tại Tp.HCM gọi điện cho người viết. Trong câu chuyện, ông dẫn luôn thực tế có chút khôi hài của bản thân mình.
Hai tháng trước, vợ ông sinh con thứ ba. Đi làm giấy khai sinh và các thủ tục, ủy ban phường từ chối. Lý do, gia đình ông mới chuyển về địa phương cũng chừng vài tháng, việc dẫn đến sinh con thứ ba có ở phường cũ và cần phải về đó để làm thủ tục.
“Họ cũng có lý. Đúng là họ tránh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của địa bàn mình bị ảnh hưởng, nhận thêm một trường hợp sinh con thứ ba, khi mà “gốc gác” của nó là có từ địa bàn khác”, ông giải thích và liên hệ với những vấn đề phải xử lý của hệ thống ngân hàng hiện nay, hàm ý rằng: nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản và điêu đứng không hẳn là do một vài năm nay, mà tích tụ những bất ổn từ nhiều năm trước.
“Tuy nhiên, tôi không bình luận về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Thống đốc. Chỉ kể câu chuyện của mình để bạn tham khảo như vậy. Điều tôi bức xúc là ở khía cạnh khác”, ông nói.
Quan điểm mà ông nhấn mạnh là đối với những vị trí điều hành độc lập, không nên áp cơ chế bỏ phiếu để đánh giá tín nhiệm của họ. Đó là các chức danh ở các lĩnh vực tòa án, thanh tra và điều hành chính sách tiền tệ. Chỉ khi nào họ không làm được việc thì mới tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm để xem xét bãi nhiệm hay không.
“Nhiều nước tiên tiến trên thế giới họ không làm như vậy. Những công tác độc lập thì hãy để yên cho họ làm việc. Như ông chánh án, nguyên tắc bất di bất dịch là phải xử, phán xét sao cho đúng sự thật, chứ không vì để hài lòng chỗ này hay chỗ kia mà xử khác đi. Hay ông thanh tra, luôn luôn phải tìm ra sự thật chứ không phải ngại chỗ này hay chỗ kia mếch lòng mà tránh đi. Ở những vị trí độc lập này, theo tôi, không vì để có những tấm phiếu ủng hộ hay không ủng hộ mà phải làm khác đi”, vị lãnh đạo ngân hàng trên dẫn giải.
Với chính sách tiền tệ, ông dẫn chứng cho quan điểm của mình: “Chúng ta đang hướng tới một ngân hàng trung ương độc lập, không bị chi phối bởi các yếu tố khác, dù là rất khó. Như việc bỏ phiếu tín nhiệm, tôi xin nêu một ví dụ, khi mà lạm phát bùng nổ, Ngân hàng Nhà nước phải sử dụng lãi suất. Tăng lãi suất cao để xử lý, kiểm soát được lạm phát. Nhưng lãi suất cao khiến các doanh nghiệp điêu đứng và lợi ích của nhiều người bị ảnh hưởng, thì thành ra không được tín nhiệm”.
Minh Đức
Theo Vneconomy