Dừng chủ trương đầu tư hơn 90 dự án tại Phú Quốc [20/06/2013]
Ngoại trừ việc dừng đầu tư hơn 90 dự án, hiện tổng số dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư còn hiệu lực tại Phú Quốc vẫn lên tới hơn 200 dự án.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, nguyên nhân của việc dừng chủ trương đầu tư là do nhà đầu tư không dàn xếp được nguồn vốn, năng lực tài chính yếu kém, không có khả năng triển khai dự án; nhà đầu tư để dự án vượt quá thời gian quy định, dự án “treo” và không còn phù hợp với quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc…
Hiện toàn huyện đảo Phú Quốc, tổng số dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư còn hiệu lực là 201 dự án, với tổng diện tích hơn 8.900 ha. Trong đó, 81 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực có tổng diện tích hơn 3.800 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 88.000 tỷ đồng, trong số này có 13 dự án đã đi vào hoạt động và 11 dự án đang triển khai xây dựng. Các dự án còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Tỉnh Kiên Giang đang đôn đốc các nhà đầu tư đã được chấp thuận về chủ trương nhanh chóng lập thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư; lập quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án trên đảo Phú Quốc; theo dõi tiến độ, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Đầu tuần qua, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi cũng đã ký văn bản về việc tỉnh này đã thống nhất thu hồi chủ trương đầu tư đối với một số dự án tại Phú Quốc, trong đó có dự án khu du lịch sinh thái cao cấp “Hòn ngọc châu Á” tại Rạch Tràm của Tập đoàn Trustee Suisse liên doanh với Vinaconex.
Ngoài ra, UBND tỉnh giao Ban quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc soát xét khả năng thực hiện dự án khu phức hợp Vịnh Đầm của Công ty Cổ phần Toàn Hải Vân, đề xuất UBND tỉnh thu hồi chủ trương để giao cho nhà đầu tư khác nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Trước mắt thu hồi phân khu chức năng cụm công nghiệp sản xuất nước mắm và kho xăng dầu thuộc dự án này. Đề xuất thu hồi chủ trương dự án nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao của Công ty Hoàn Cầu – Hong Kong.
Đối với các dự án đã có phương án bồi thường được phê duyệt, nhưng chủ đầu tư chưa chuyển tiền tạm ứng thực hiện chi trả bồi thường, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý đầu tư phát triển đảo làm việc cụ thể với nhà đầu tư, đề xuất thu hồi chủ trương nếu không thực hiện đúng cam kết.
Hiện toàn huyện đảo Phú Quốc, tổng số dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư còn hiệu lực là 201 dự án, với tổng diện tích hơn 8.900 ha. Trong đó, 81 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực có tổng diện tích hơn 3.800 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 88.000 tỷ đồng, trong số này có 13 dự án đã đi vào hoạt động và 11 dự án đang triển khai xây dựng. Các dự án còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Tỉnh Kiên Giang đang đôn đốc các nhà đầu tư đã được chấp thuận về chủ trương nhanh chóng lập thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư; lập quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án trên đảo Phú Quốc; theo dõi tiến độ, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Đầu tuần qua, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi cũng đã ký văn bản về việc tỉnh này đã thống nhất thu hồi chủ trương đầu tư đối với một số dự án tại Phú Quốc, trong đó có dự án khu du lịch sinh thái cao cấp “Hòn ngọc châu Á” tại Rạch Tràm của Tập đoàn Trustee Suisse liên doanh với Vinaconex.
Ngoài ra, UBND tỉnh giao Ban quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc soát xét khả năng thực hiện dự án khu phức hợp Vịnh Đầm của Công ty Cổ phần Toàn Hải Vân, đề xuất UBND tỉnh thu hồi chủ trương để giao cho nhà đầu tư khác nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Trước mắt thu hồi phân khu chức năng cụm công nghiệp sản xuất nước mắm và kho xăng dầu thuộc dự án này. Đề xuất thu hồi chủ trương dự án nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao của Công ty Hoàn Cầu – Hong Kong.
Đối với các dự án đã có phương án bồi thường được phê duyệt, nhưng chủ đầu tư chưa chuyển tiền tạm ứng thực hiện chi trả bồi thường, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý đầu tư phát triển đảo làm việc cụ thể với nhà đầu tư, đề xuất thu hồi chủ trương nếu không thực hiện đúng cam kết.
Song Hà
Theo VnEconomy