Đề nghị trưng cầu dân ý về sở hữu toàn dân với đất đai [18/06/2013]
Liên quan đến việc thu hồi đất với các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng cần phải có sự cân nhắc, bởi vì rất nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian vừa qua điều này tạo ra nhiều thiệt thòi cho người dân và tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển.
Tại báo cáo tiếp thu giải trình dự án luật, trên cơ sở tổng hợp ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ: “Đa số ý kiến tán thành với việc tiếp tục quy định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Một số ý kiến đề nghị thực hiện chế độ đa sở hữu đối với đất đai, sở hữu tư nhân đối với đất ở. Có ý kiến đề nghị dùng khái niệm sở hữu nhà nước thay cho sở hữu toàn dân”.
Khẳng định sự đồng tình với quy định “sở hữu toàn dân”, tuy nhiên, đại biểu Thuyền nhấn mạnh, khi tiếp xúc cử tri thì đa số nhân dân đề nghị quyền sở hữu về đất ở.
“Báo cáo tổng hợp nói đa số nhân dân đồng tình, nhưng theo tôi không phải như thế. Chúng ta viết như thế hơi chủ quan, bởi đa số nhân dân người ta muốn sở hữu về đất ở, chứ không phải như chúng ta tổng hợp đâu”, ông Thuyền phát biểu.
“Chúng ta nói là đất đai là sở hữu toàn dân, vậy nếu cần thiết thì chúng ta trưng cầu dân ý, xem nhân dân có đồng ý vấn đề này hay không? Bởi vì chúng ta xác định là sở hữu toàn dân thì người dân có quyền quyết định vấn đề này. Tôi đề nghị nên xem lại”, ông Thuyền phát biểu.
Theo lập luận của đại biểu Thuyền, khi nói đến quyền sở hữu thì chỉ có 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Trong khi đó đất ở giao cho nhân dân là sử dụng lâu dài, trao cho dân thêm 8 quyền: chuyển đổi, sang nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Như vậy còn cao hơn quyền sở hữu.
Liên quan đến việc thu hồi đất với các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng cần phải có sự cân nhắc, bởi vì rất nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian vừa qua điều này tạo ra nhiều thiệt thòi cho người dân và tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển.
“Khi chúng ta thu hồi đất cho dự án kinh tế - xã hội, rõ ràng là người dân rất thiệt, nhà nước cũng không được gì, nhưng chắc chắn cán bộ có chức, có quyền sẽ được hưởng lợi trong việc này, vì khoản chênh lệch rất lớn”, ông Thuyền nói.
Quy định thu hồi đất thế nào để người dân có đất không bị thiệt thòi cũng là băn khoăn của nhiều ý kiến khác.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đề nghị khi thu hồi đất và tài sản gắn liền trên đất như nhà cửa, kiến trúc thì cơ quan quản lý nhà nước phải cần tách bạch bằng cách loại hình cố định hành chính khác nhau.
Cụ thể, thu hồi đất phải có quyết định thu hồi đất riêng, có bồi thường. Còn về tài sản phải bồi thường thiệt hại thoả đáng cho người dân theo nguyên tắc thoả thuận bằng một quyết định hành chính riêng, ông Minh góp ý.
Góp ý về cơ chế thu hồi, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhận xét lý do ban soạn thảo chưa tiếp thu cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất là chưa hợp lý và thiếu tính thuyết phục.
Theo phân tích của đại biểu Vinh thì đang có sự nhầm lẫn trong các lý giải việc trưng mua đất và trưng mua quyền sử dụng đất. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước là đại diện chủ sở hữu, do đó không thể dùng cơ chế trưng mua đất được, nhưng quyền sử dụng đất lại khác.
Dẫn dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) năm 1992 điều 58 quy định "quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ", còn theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quyền tài sản là tài sản, do đó có đầy đủ các quyền như mua, bán, tặng, cho, thế chấp, ông Vinh nhấn mạnh khi nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân thì quyền sử dụng đất cần được bảo hộ và trường hợp cần thiết vì lý do phát triển kinh tế nhà nước sẽ trưng mua lại quyền sử dụng đất đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng trước đó.
“Nếu chúng ta chỉ quy định thu hồi đất thì rõ ràng chúng ta đang đối xử không công bằng với người dân, lợi ích chính đáng của họ trước pháp luật chưa được tôn trọng và bảo vệ, người dân vẫn sống trong cảnh thụ động, với tâm lý có thể bị tước đoạt tài sản bất cứ lúc nào”, ông Vinh nhấn mạnh.
Đại biểu Vinh cũng cho rằng cần phải bảo đảm hài hòa mục tiêu đất để phát triển kinh tế - xã hội với vấn đề an dân. Nếu coi nhẹ vấn đề an dân thì mục đích phát triển kinh tế - xã hội cũng khó có thể đạt được.
Khẳng định sự đồng tình với quy định “sở hữu toàn dân”, tuy nhiên, đại biểu Thuyền nhấn mạnh, khi tiếp xúc cử tri thì đa số nhân dân đề nghị quyền sở hữu về đất ở.
“Báo cáo tổng hợp nói đa số nhân dân đồng tình, nhưng theo tôi không phải như thế. Chúng ta viết như thế hơi chủ quan, bởi đa số nhân dân người ta muốn sở hữu về đất ở, chứ không phải như chúng ta tổng hợp đâu”, ông Thuyền phát biểu.
“Chúng ta nói là đất đai là sở hữu toàn dân, vậy nếu cần thiết thì chúng ta trưng cầu dân ý, xem nhân dân có đồng ý vấn đề này hay không? Bởi vì chúng ta xác định là sở hữu toàn dân thì người dân có quyền quyết định vấn đề này. Tôi đề nghị nên xem lại”, ông Thuyền phát biểu.
Theo lập luận của đại biểu Thuyền, khi nói đến quyền sở hữu thì chỉ có 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Trong khi đó đất ở giao cho nhân dân là sử dụng lâu dài, trao cho dân thêm 8 quyền: chuyển đổi, sang nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Như vậy còn cao hơn quyền sở hữu.
Liên quan đến việc thu hồi đất với các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng cần phải có sự cân nhắc, bởi vì rất nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian vừa qua điều này tạo ra nhiều thiệt thòi cho người dân và tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển.
“Khi chúng ta thu hồi đất cho dự án kinh tế - xã hội, rõ ràng là người dân rất thiệt, nhà nước cũng không được gì, nhưng chắc chắn cán bộ có chức, có quyền sẽ được hưởng lợi trong việc này, vì khoản chênh lệch rất lớn”, ông Thuyền nói.
Quy định thu hồi đất thế nào để người dân có đất không bị thiệt thòi cũng là băn khoăn của nhiều ý kiến khác.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đề nghị khi thu hồi đất và tài sản gắn liền trên đất như nhà cửa, kiến trúc thì cơ quan quản lý nhà nước phải cần tách bạch bằng cách loại hình cố định hành chính khác nhau.
Cụ thể, thu hồi đất phải có quyết định thu hồi đất riêng, có bồi thường. Còn về tài sản phải bồi thường thiệt hại thoả đáng cho người dân theo nguyên tắc thoả thuận bằng một quyết định hành chính riêng, ông Minh góp ý.
Góp ý về cơ chế thu hồi, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhận xét lý do ban soạn thảo chưa tiếp thu cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất là chưa hợp lý và thiếu tính thuyết phục.
Theo phân tích của đại biểu Vinh thì đang có sự nhầm lẫn trong các lý giải việc trưng mua đất và trưng mua quyền sử dụng đất. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước là đại diện chủ sở hữu, do đó không thể dùng cơ chế trưng mua đất được, nhưng quyền sử dụng đất lại khác.
Dẫn dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) năm 1992 điều 58 quy định "quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ", còn theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quyền tài sản là tài sản, do đó có đầy đủ các quyền như mua, bán, tặng, cho, thế chấp, ông Vinh nhấn mạnh khi nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân thì quyền sử dụng đất cần được bảo hộ và trường hợp cần thiết vì lý do phát triển kinh tế nhà nước sẽ trưng mua lại quyền sử dụng đất đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng trước đó.
“Nếu chúng ta chỉ quy định thu hồi đất thì rõ ràng chúng ta đang đối xử không công bằng với người dân, lợi ích chính đáng của họ trước pháp luật chưa được tôn trọng và bảo vệ, người dân vẫn sống trong cảnh thụ động, với tâm lý có thể bị tước đoạt tài sản bất cứ lúc nào”, ông Vinh nhấn mạnh.
Đại biểu Vinh cũng cho rằng cần phải bảo đảm hài hòa mục tiêu đất để phát triển kinh tế - xã hội với vấn đề an dân. Nếu coi nhẹ vấn đề an dân thì mục đích phát triển kinh tế - xã hội cũng khó có thể đạt được.
Nguyễn Lê
Theo Vneconomy