Đặc biệt đáng lo tồn kho... trách nhiệm [27/06/2013]
Ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hộ
Theo ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, vấn đề tồn kho của doanh nghiệp đương nhiên là rất nghiêm trọng, cấp bách, nhưng vấn đề “tồn kho” kiến nghị và đặc biệt là “tồn kho” trách nhiệm còn nghiêm trọng và cấp bách hơn nhiều.
Nhiều năm liền, một số chỉ tiêu lớn đều tỏ ra “hụt hơi” so với kế hoạch của Quốc hội. Có ý kiến cho rằng có lỗi của Quốc hội vì Quốc hội chưa nhận định được sát tình hình nên mới giao chỉ tiêu quá khả năng thực hiện. Quan điểm của ông như thế nào?
Tôi không cho rằng như vậy. Chẳng hạn, như với những diễn biến của tình hình kinh tế đất nước trong năm nay thì từ cuối năm 2012, ở Kỳ họp thứ tư, Quốc hội đã có những phân tích, mổ xẻ cũng như nhận định hết sức sâu sắc và thấu đáo về những thách thức đối với tiến trình hồi phục kinh tế và đưa ra nhiều đề xuất mạnh với nhiều giải pháp.
Mục tiêu tổng quát ở các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 được Quốc hội thông qua ở kỳ họp đó đã nhấn mạnh: tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012.
Nhưng sau nửa năm phấn đấu, có vẻ như bức tranh kinh tế lại ảm đạm hơn với trên 69% doanh nghiệp báo lỗ. Cả hàng và tiền đều ách tắc, đặc biệt là tại thành thị, các chỉ số tăng trưởng trong nông nghiệp thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Cần phải nhớ là nông nghiệp vốn luôn được coi là điểm tựa vững chắc của nền kinh tế cũng đang lung lay theo chiều hướng xấu đi rõ rệt.
Mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% được đánh giá là rất khó đạt trong khi lạm phát thấp không còn được nhìn nhận là thành tích mà chỉ được xem như kết quả của chu kỳ kinh doanh: chu kỳ tăng trưởng đang đi xuống, hay nói như một số ý kiến, CPI giảm do không còn tiền mà tăng chứ không hẳn do kiềm chế giỏi.
Bức tranh kinh tế ảm đạm hơn dù Quốc hội đã có nhiều cảnh báo, vậy theo ông do các cơ quan điều hành chưa thực sự lắng nghe hay do tình hình quá khó khăn nên chưa thể sớm xoay chuyển?
Theo tôi có cả hai nguyên nhân. Đơn cử ra một ví dụ về việc quản lý thị trường vàng, tại kỳ họp trước, Quốc hội đưa ra các yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế và nội dung này đã được ghi rõ trong Nghị quyết của Quốc hội.
Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, sau các phiên đấu thầu vàng “ồ ạt” của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước và quốc tế có lúc chênh nhau đến 6 triệu/lượng, có lúc lên đến 7 triệu đồng/lượng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại giải thích rằng trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như Nghị định 24 mới nhất về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã nêu rõ mục tiêu là ổn định thị trường chứ chưa phải là mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới!
Hay những vấn đề tồn kho của doanh nghiệp đã được đề cập rất nhiều từ kỳ họp này sang kỳ họp khác của Quốc hội nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng về các trách nhiệm và biện pháp khắc phục. Vậy thì làm sao chúng ta có thể hy vọng việc nhanh chóng khôi phục và duy trì ổn định kinh tế?
Ngoài các ví dụ này, còn không ít các yêu cầu khác được Quốc hội đưa ra trong năm 2013 nhưng vẫn chưa được thực hiện kịp thời.
Những câu chuyện như vậy dường như đang ảnh hưởng đến yếu tố niềm tin, thưa ông?
Đúng là như vậy và không chỉ ở Quốc hội mà còn cả ở người dân và doanh nghiệp. Những lo ngại về sự suy giảm niềm tin của thị trường, của người dân vẫn còn hiện hữu. Trong khi để vực dậy nền kinh tế không chỉ cần giải pháp đúng và trúng mà còn phải khôi phục được niềm tin.
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, nhất là đối với một nền kinh tế đang lâm trọng bệnh như nền kinh tế của chúng ta hiện nay.
Bên cạnh đó, vấn đề tồn kho của doanh nghiệp đương nhiên là rất nghiêm trọng, cấp bách, nhưng vấn đề “tồn kho” thể chế, “tồn kho” kiến nghị và đặc biệt là “tồn kho” trách nhiệm còn nghiêm trọng và cấp bách hơn nhiều.
Có giải quyết được những “tồn kho” này thì mới có thể ưu tiên cả trí lực và tài lực cho việc giải quyết rốt ráo các vấn đề nan giải cũng như khởi động lại quá trình tái cơ cấu, tạo chuyển biến căn cơ cho nền kinh tế.
Dự cảm của ông về khả năng cán đích của nền kinh tế năm nay?
Trong năm 2013, khả năng tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 5% hoặc nhỉnh hơn, nếu rất nỗ lực thì có thể đạt mức tăng 5,5% bởi vì tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như về tổng thể của cả nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm chưa hé mở những tín hiệu đột biến tích cực.
Nhưng điều quan trọng hiện nay không phải là cố gắng tạo ra tăng trưởng cao mà phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô để thực hiện tái cơ cấu và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực xã hội vào các mục tiêu phát triển.
Nghị quyết của Quốc hội đã yêu cầu năm 2013 phải đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Nhiều năm liền, một số chỉ tiêu lớn đều tỏ ra “hụt hơi” so với kế hoạch của Quốc hội. Có ý kiến cho rằng có lỗi của Quốc hội vì Quốc hội chưa nhận định được sát tình hình nên mới giao chỉ tiêu quá khả năng thực hiện. Quan điểm của ông như thế nào?
Tôi không cho rằng như vậy. Chẳng hạn, như với những diễn biến của tình hình kinh tế đất nước trong năm nay thì từ cuối năm 2012, ở Kỳ họp thứ tư, Quốc hội đã có những phân tích, mổ xẻ cũng như nhận định hết sức sâu sắc và thấu đáo về những thách thức đối với tiến trình hồi phục kinh tế và đưa ra nhiều đề xuất mạnh với nhiều giải pháp.
Mục tiêu tổng quát ở các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 được Quốc hội thông qua ở kỳ họp đó đã nhấn mạnh: tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012.
Nhưng sau nửa năm phấn đấu, có vẻ như bức tranh kinh tế lại ảm đạm hơn với trên 69% doanh nghiệp báo lỗ. Cả hàng và tiền đều ách tắc, đặc biệt là tại thành thị, các chỉ số tăng trưởng trong nông nghiệp thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Cần phải nhớ là nông nghiệp vốn luôn được coi là điểm tựa vững chắc của nền kinh tế cũng đang lung lay theo chiều hướng xấu đi rõ rệt.
Mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% được đánh giá là rất khó đạt trong khi lạm phát thấp không còn được nhìn nhận là thành tích mà chỉ được xem như kết quả của chu kỳ kinh doanh: chu kỳ tăng trưởng đang đi xuống, hay nói như một số ý kiến, CPI giảm do không còn tiền mà tăng chứ không hẳn do kiềm chế giỏi.
Bức tranh kinh tế ảm đạm hơn dù Quốc hội đã có nhiều cảnh báo, vậy theo ông do các cơ quan điều hành chưa thực sự lắng nghe hay do tình hình quá khó khăn nên chưa thể sớm xoay chuyển?
Theo tôi có cả hai nguyên nhân. Đơn cử ra một ví dụ về việc quản lý thị trường vàng, tại kỳ họp trước, Quốc hội đưa ra các yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế và nội dung này đã được ghi rõ trong Nghị quyết của Quốc hội.
Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, sau các phiên đấu thầu vàng “ồ ạt” của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước và quốc tế có lúc chênh nhau đến 6 triệu/lượng, có lúc lên đến 7 triệu đồng/lượng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại giải thích rằng trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như Nghị định 24 mới nhất về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã nêu rõ mục tiêu là ổn định thị trường chứ chưa phải là mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới!
Hay những vấn đề tồn kho của doanh nghiệp đã được đề cập rất nhiều từ kỳ họp này sang kỳ họp khác của Quốc hội nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng về các trách nhiệm và biện pháp khắc phục. Vậy thì làm sao chúng ta có thể hy vọng việc nhanh chóng khôi phục và duy trì ổn định kinh tế?
Ngoài các ví dụ này, còn không ít các yêu cầu khác được Quốc hội đưa ra trong năm 2013 nhưng vẫn chưa được thực hiện kịp thời.
Những câu chuyện như vậy dường như đang ảnh hưởng đến yếu tố niềm tin, thưa ông?
Đúng là như vậy và không chỉ ở Quốc hội mà còn cả ở người dân và doanh nghiệp. Những lo ngại về sự suy giảm niềm tin của thị trường, của người dân vẫn còn hiện hữu. Trong khi để vực dậy nền kinh tế không chỉ cần giải pháp đúng và trúng mà còn phải khôi phục được niềm tin.
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, nhất là đối với một nền kinh tế đang lâm trọng bệnh như nền kinh tế của chúng ta hiện nay.
Bên cạnh đó, vấn đề tồn kho của doanh nghiệp đương nhiên là rất nghiêm trọng, cấp bách, nhưng vấn đề “tồn kho” thể chế, “tồn kho” kiến nghị và đặc biệt là “tồn kho” trách nhiệm còn nghiêm trọng và cấp bách hơn nhiều.
Có giải quyết được những “tồn kho” này thì mới có thể ưu tiên cả trí lực và tài lực cho việc giải quyết rốt ráo các vấn đề nan giải cũng như khởi động lại quá trình tái cơ cấu, tạo chuyển biến căn cơ cho nền kinh tế.
Dự cảm của ông về khả năng cán đích của nền kinh tế năm nay?
Trong năm 2013, khả năng tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 5% hoặc nhỉnh hơn, nếu rất nỗ lực thì có thể đạt mức tăng 5,5% bởi vì tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như về tổng thể của cả nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm chưa hé mở những tín hiệu đột biến tích cực.
Nhưng điều quan trọng hiện nay không phải là cố gắng tạo ra tăng trưởng cao mà phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô để thực hiện tái cơ cấu và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực xã hội vào các mục tiêu phát triển.
Nghị quyết của Quốc hội đã yêu cầu năm 2013 phải đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Mai Linh