Hành trình đi tìm chữ Khoa Đẩu - Phần 2 [02/01/2019]

Chúng ta không đén nỗi xấu hổ, vì ý chí giành lại độc lập dân tộc vẫn chưa được duy trì suôt gần một nghìn năm sau đó, khi mà triều đình nhà Nguyenx đã quay lưng lại với nhân dân, từng bước dâng nước ta cho Pháp, để Việt Nam lại một lần nữa bị xóa ten trên bản đồ thế giới. Rồi nước ta lại rơi vào tay Nhật. Năm 1945, chúng đẩy dân ta vào nạn đói khủng khiếp, chỉ tính từ vĩ tuyến 16 trở ra, nước ta đã có gần 2 triệu người chết đói (trong khi dân số chưa đầy 20 triệu người). Xác chết đầy đường, nhiều gia đình, xóm nhỏ chết không còn một người.

Phe Trục đã thất bại, quân Tưởng, Anh, Pháp đã vào giải giáp quân Nhật, nhưng lăm le tiếp tục chiếm đóng trở lại nước ta. Đất nước tưởng như sắp đến ngày tận thế.

Nhưng. dân ta dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ vững ý chí đã được hun đúc từ thời Thánh Gióng, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung... cùng với sự lãnh đao tài tình của Bác Hồ và một số đảng viên tiền bối lúc đó, chúng ta đã giành được độc lập tự do. Nối tiếp truyền thống hào hùng của dân tộc, chúng ta tiếp tục giành thắng lợi liên tiếp trong 30 năm sau đó, đưa đất nước, dân tộc bước sang một kỷ nguyên mới, sánh vai với cường quốc năm châu.

Những giá trị tinh thần của cha ông để lại, trải qua bao biến cố thăng trầm mà chúng ta còn giữ được - nhưng thứ văn tự đã từng tồn tại thì vẫn bặt vô âm tín, ngay cả khi chúng ta đã cố gắng tìm kiếm, và tưởng như đã tìm thấy trong hàng đống tài liệu thu về. Cho tới một ngày, ta mới vỡ lẽ ra rằng có lẽ ta đã bị đánh lừa. Chúng ta liên tiếp rơi vào bẫy kiến thức mà người ta đặt sẵn làm lạc hướng đi của bao người, trong đó có cả những học giả đáng kính- người thầy của bao lớp học trò về môn sử học.

Học giả Trần Trọng Kim viết: "Nhờ có các Thái Thú Tích Quang và Nhâm Diên, dân ta mới có cuộc sống vợ chồng và biết cách cày bằng bò". Trong khi Hậu Hán Thư ghi lại: "Cũng vào thời điểm đó, số thóc thuế thu được của Giao Chỉ là 1.360.000 hộc, hơn cả 4 nước Âu Việt, Mân Việt,...( Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông cộng lại".

Học giả Đào Duy Anh, trong cuốn sách giáo khoa Sử bậc đại học, in năm 1956 mô tả tình hình dân ta trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: " Đất Giao Chỉ, dân tình lạc hậu đi chân đất, khoét lỗ trên vải làm áo mặc. Khi Mã Viện vào đến Châu Ái thấy đàn bà còn gái khỏa thân đi kiếm ăn trên những cánh đồng, ở Châu Hoan người còn ngủ trong các tổ trên cây,...". Trong khi đó, các báo cáo của Mã Viện gửi cho vua Hán viết: " Dân Giao Chỉ uông trà buổi sáng, dùng mía làm ra đường phèn, biết làm giấy mật hương, giấy trắng ngâm xuống nước không nát, luật Việt khác luật Hán tới mười điều".

Chúng ta nghĩ sao ki đội ngũ nữ tướng tá lãnh đạo các đội quân ngày ấy hầu hết là tri thức: cô giáo, nữ sinh, nhà thơ, chủ trang trại, sư ni với những cái tên đẹp như thơ còn ghi trong sử sách: Hoàng Thiều Hoa, Trần Thiếu Lan, Vũ Thục Nương, Thánh Thiên, Phật Nguyệt, Trần Hạnh Nương, Mai Đại Khôi, Xuân Nương, Lê Chân, Nguyệt Nga... Họ đã đánh tận sang sông Dương Tử, giải phóng hết đất Lĩnh Nam- giờ đây còn hàng trăm ngôi đền thờ ở Quảng Đông, Quảng Tây với Hồ Nam ( Theo Trần Đại Sỹ - vụ trưởng vụ Trung Quốc Viện Pháp Á).

 

Còn tiếp

Theo cuốn Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt Cổ của Giám đốc trung tâm nghiên cứu bảo tồn chữ Việt Cổ Đỗ Văn Xuyền.

liên kết website

đối tác

GIA PHUC SS Sunny mountain TC Kinh tế Châu Á - TBD