Hành trình đi tìm chữ Khoa Đẩu - Phần 1 [24/12/2018]

"Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2345 TCN) có Nam di Việt Thường Thị qua nhiều lần thông dịch đến biếu một con Rùa thần. Rùa ước hơn nghìn tuổi, rộng hơn 3 thước, trên lưng có chữ Khoa Đẩu chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch".

Sách Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường, Thuyết Văn Giải Tự của Chu Hy, Thông Chí của Trịnh Tiểu đời Tống đều ghi lại tương tự như vậy.

Trong lời tựa cuốn Thượng Thư trong Kinh Thư, Khổng An Quốc- cháu 12 đời của Khổng Tử có kể lại chuyện: Vào thời Lỗ Cung Vương (thế kỷ thứ 1 - TCN), khi sửa lại nhà của Khổng Tử, đã tìm thấy nhiều cuốn sách viết bằng chữ Khoa Đẩu, giấu ở giữa những bức tường.

Dấu tích chữ Khoa Đẩu ( thức chữ của người Việt có hình dáng như những con nòng nọc) còn được nhắc lại trong chương cuối cuốn tiểu thuyết Thủy Hử của Thi Nại Am: Tống Gang đào được một bia đá trên có khắc thứ chữ lạ. Người đạo tràng Hà Diệu Thông cho biết, tổ phụ của ông ta xưa có một bộ sách chuyên để cắt nghĩa chữ Thiên Thư, và các chữ viết trên bia đá chính là thứ chữ Khoa Đẩu, ông ta có thể đọc được. Trong cuốn Lộc Đỉnh Ký, nhà văn Kim Dung có kể chuyện nhân vật Vi Tiểu Bảo phải khó khăn lắm mới học nổi chữ Khoa Đẩu. Những người không học được ở ngoài đảo thì xin khất, khi về đất liền thì tiếp tục học lại. Sách còn kể tên 8 ngôi chùa ở lục địa còn lưu giữ thứ chữ này.

Từ những trang sách trên, có bao nhiêu người đã dành cả cuộc đời đi tìm lại chữ Khoa Đẩu. Nhưng cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có đầy đủ chứng cứ để chứng minh một cách khoa học cho vấn đề đất nước Việt Nam đã từng hiện diện thứ văn tự đó.

Cha ông chúng ta, ngay từ thời tiền sử đã để lại cho con cháu những tài sản vô giá nhưn trống đồng và đặc biệt là những thứ tài sản tinh thần, đã thấm vào xương tủy của mỗi người dân con Lạc cháu Hồng, để chúng ta có đủ bản lĩnh vượt qua mọi thử thách , giữ vững được sự tồn tại của đất nước, giốn nòi. Tiêu biểu là ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Từ sau năm 111 TCN, đất nước ta đã chìm đắm trong đêm dài Bắc thuộc. Sử cũ còn viết: chúng bắt dân ta xuống biển mò ngọc trai, lên rừng tìm ngà voi, sừng tê giác,... Số người chết không biết bao nhiêu mà kể. Những ai có ý đồ chống lại như Thi Sách, Phạm Danh Hương, Lê Đạo, Thi Huy,... đều bị chúng giết hại. Thanh niên trai tráng không còn lại bao nhiêu. Vũ Thục Nương, người con gái Phượng Lâu ở cố đô Văn Lang, chồng, cha đẻ, cha chồng đều bị giết đã trốn về Tiên La, Thái Bình, mưu đồ khởi nghĩa. Bốn năm sau, Thục Nương đã giải phóng được gần nửa tỉnh Thái Bình, nhưng khi về với Hai Bà Trưng nhận chức đại tướng tiên phong tuổi 22, đội quân đem theo cũng chỉ có 700 cô gái cải dạng nam trang.

Chỉ sau vài tháng, những đoàn nữ quân ấy đã đuổi hết quân xâm lược, thu lại 65 thành trì, đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa vô tiền khoáng hậu của dân tộc ngày ấy đã như một vầng dương chói lọi, giúp ta nhìn lại 3000 năm lịch sử của cha ông trước đó và như một ngọn đèn pha rực chiếu soi đường cho dân tộc suốt mấy nghìn năm sau. Kể từ đó, suốt 900 năm lịch sử, cứ vài chục năm chúng ta lại có một cuộc khởi nghĩa. Tia lửa góp thành ngọn lửa - đến năm 938, người anh hùng dân tộc Ngô Quyền, bên trong tiêu diệt bè lũ Kiều Công Tiễn bán nước, bên ngoài đánh tan quân Nam Hán cướp nước, đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc sau 1049 năm nô lệ.

 

Còn tiếp

Theo cuốn Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt Cổ của Giám đốc trung tâm nghiên cứu bảo tồn chữ Việt Cổ Đỗ Văn Xuyền.

liên kết website

đối tác

GIA PHUC SS Sunny mountain TC Kinh tế Châu Á - TBD