Dân gốc bản địa Đài Loan có chữ viết không? [18/10/2013]

Theo cách nhìn của các nhà sử học, khảo cổ học, ngôn ngữ học hiện đại thì họ đều khăng khăng một luận điệu rằng không. Nhưng những năm 70, một học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu văn hóa cổ đại Đài Loan là giáo sưVệ Tụ Hiền衞聚賢đã viết cuốn “Quan hệ đồng bào miền núi Đài Loan và Việt Mân”, “Khảo cổ hang dơi của đồng bào miền núi Đài Loan” và nhiều cuốn sách khác.Trong các cuốn sách của ông đã sưu tập được nhiều tiêu bản về ký hiệu ghi sự việc, chữ tượng hình và chữ khoa đẩu của các sắc dân bản địa Đài Loan.

1.Ví dụ ký hiệu ghi sự việc của người Bố Nông:


2.Hoa văn xăm mình của người sắc tộc Đài Loan:


*排灣族紋身花紋的圖騰

 


So sánh với chữ tượng hình của người Lungo Lungo hệ ngữ Nam Đảo cư trú ở hòn đảo cực đông Polinêxia Nam Thái Bình Dương thuộc châu Nam Mỹ (đánh dấu E trong bảng so sánh) cùng chữ tượng hình của người Ấn Độ (đánh dấu I trong bảng so sánh) thì thấy tương tự nhau đến kỳ diệu:


*印度文字I與復活節島倫哥倫哥文字E相比較


Nhưng chữ tượng hình của người Ấn Độ rõ ràng tiến hóa hơn theo hướng trở thành ký tự chứ không còn là ký hiệu.Vậy mà văn tự ấy của Ấn Độ có cách nay hơn 4000 năm. Nếu so bảng so sánh này với hình hoa văn vằn thân của sắc tộc Bài Loan bản địa của đảo Đài Loan thì thấy nó cũng lại tương tự với hai loại chữ tượng hình của người Ấn Độ và người Lungo Lungo Polinêxia, có điều là nó còn nặng chất ký hiệu hơn, tức theo logic nó phải có sớm hơn chữ tượng hình của người Ấn Độ, ít nhất nó cũng phải có cách nay từ 6000 đến 12000 năm, vậy mà thứ hình hoa văn đó của người bản địa Đài Loan vẫn tồn tại rất lâu dài, nó chỉ mới bị tiêu diệt cách nay vài trăm năm. Sự tương tự của chữ tượng hình chứng tỏ những tộc người trên đã có giao lưu với nhau qua đại dương, mà thời cổ đại khả năng vượt đại dương thì duy nhất chỉ có người Polinêxia là có thể. Hay họ đã là người đưa ký hiệu của người Đài Loan sang cho người Ấn Độ, để rồi người Ấn Độ nâng cấp lên thành ký tự? Khi nghiên cứu về gien, các nhà khoa học đã cho biết DNA của người Polinêxia minh chứng họ là xuất xứ từ Đài Loan.

3
.Chữ Khoa Đẩu ở Đài Đông:


Nhà ông Lâm Đăng Thái thị trấn Vĩnh Hòa Đài Bắc có cất giữ rất nhiều bản khắc gỗ của đồng bào miền núi Đài Đông. Ông Thái thời Nhật trị cư trú ở Đài Đông, sau độc lập mới di cư về Đài Bắc dựng vài căn nhà lá và một vườn hoa nhỏ, trong nhà và đình của ông treo và xếp đống rất nhiều bản khắc gỗ của đồng bào miền núi Đài Đông, trong đó có bốn bản khắc chạm nổi loại chữ hình rắn. Do người sắc tộc Bài Loan thờ rắn nên vẫn dùng hình tượng rắn làm thành văn tự vì rắn và nòng –nọc (ấu trùng của ếch) tương tự nhau, cho nên mới gọi là chữ khoa đẩu. Ông Lâm Đăng Thái từng đồng ý cho giáo sư Vệ Tụ Hiền chụp mấy bức ảnh bản phù điêu gỗ dưới đây:


*台東排灣族凸刻木雕蛇紋



4.Chữ Khoa Đẩu ở đầm Nhật Nguyệt:

Ngày 1-9-1959 ông Hoắc Bồi Hoa trước trú ở thị trấn Vĩnh Hòa Đài Bắc cùng vài người bạn đi thăm danh thắng đầm Nhật Nguyệt, phát hiện một số mảnh đá vỡ cạnh lều cỏ. Sau khi tìm hỏi và ngả giá xong ông mua hai tấm lớn nhất đem về cất ở nhà. Khoảng 1966 có tiệm “đặc sản Đài Loan”ở đầm Nhật Nguyệt thu mua văn vật miền núi, từng có dân miền núi đem những hòn đá có khắc chữ vằn vện đến ký gửi. Lâu không thấy ai mua, họ lại đến lấy về, từ đó mất tăm luôn. Hai tảng đá mà ông Hoắc Bồi Hoa mua về có khắc chìm chữ Khoa Đẩu. Sau nhiều nghiên cứu mà cũng chưa ai giải mã được. Sau đó trong buổi nói chuyện của giáo sư Vệ Tụ Hiền giới thiệu cuốn sách của ông “Quan hệ đồng bào miền núi Đài Loan và Việt Mân” trong đó có một tiêu bản điêu khắc chữ Khoa Đẩu ở bia đá Vũ Vương trong lục địa mà chữ tương tự như chữ ở đầm Nhật Nguyệt, mà bia Vũ Vương thì đã có cách nay 4200 năm. Chữ trên bia Vũ Vương là loại chữ đặc hữu của Hoành Sơn nên người ta lấy tên đỉnh cao nhất của Hoành Sơn là Câu Lâu để gọi loại chữ này là Câu Lâu văn:


*日月潭的蝌蚪文(chữ khoa đẩu ở đầm Nhật Nguyệt)


*衡山禹王碑岣嶁文(chữ khoa đẩu ở bia Vũ Vương trên núi Hoành Sơnloại chữ ấy gọi là Câu Lâu văn岣嶁文vì đỉnh Câu Lâu là đỉnh cao nhất của núi Hoành Sơn)


5.Thái cổ văn ở đảo Cơ Long Xã Liêu
(tên đảo đã cho thấy thuộc hệ ngữ Nam Đảo, “cơ long” là từ chữ “cù lao”, “pulao”mà ra - người trích) còn gọi là đảo Hòa Bình. Ở đảo này khai quật được bia đá có thái cổ văn là loại chữ con dơi, có sớm hơn bia Vũ Vương, tức khoảng 5000 năm trước. Bia này phát hiện được thời Nhật trị nên đã bị thu đưa về trưng bày ở viện bảo tàng đế thất ở kinh đô Nhật Bản.


基隆和平島出土的太古文石碑



Cổ thư chữ Hán có nhắc nhiều đến chữ khoa đẩu. Hậu Hán thư - Lô Thực truyện có nói: Cổ văn khoa đẩu. Nhan Sư ngày xưa đã chú: Cổ văn là sách trong vách nhà Khổng Tử. Văn tự ấy hình nó giống con khoa đẩu (nòng nọc) nên lấy con ấy mà đặt tên, gọi là chữ khoa đẩu. Tấn thư-Vệ Hằng truyện có nói: Thời Hán đế, Lỗ Cống Vương phá nát nhà Khổng Tử, lấy được Thượng thư, Xuân thu, Luận ngữ, Hiếu kinh. Người đương thời không biết khôi phục lại chữ cũ của họ Hùng , nên họ gọi là chữ khoa đẩu (nguyên văn:時人不知復有古文,謂之蝌蚪文 “thời nhân bất tri phục Hữu cổ văn, vị chi khoa đẩu văn” - ở đây người trích cho rằng chữ Hùng có thể đã bị cạo mất thời nhà Thanh, “Hữu Hùng cổ văn” nghĩa là “chữ cũ họ Hùng”).

nguồn: http://ufo.twup.org/study/fk104.htm


Trích:Hà Hiển Vinh,hội khoa học Đĩa Bay Đài Loan

liên kết website

đối tác

GIA PHUC SS Sunny mountain TC Kinh tế Châu Á - TBD