undefined Lạc Việt nghĩa là Nước Việt và cũng nghĩa là Bách Việt [24/12/2012]

Tác giả: Lãn Miên Nguồn: Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương

Hãy xem từ cái Nôi khái niệm “Sông”: Krông = Kông = Sông = Tông 宗 = Dòng = Dõng 涌 = Giang 江 = Kang = Kênh = Kinh 泾= Linh 泠 = Lối = Lộ 潞 = Lạc 洛= Lạch = =Rạch = Mạch 脈 = Ngách = Ngòi = Hói = Hà 河 = Hẻm = Hạng 巷 = Cảng 港 =Máng = Mương = Mai 脈 = Phai = Khai 開 = Khơi = =Khe = Khê 溪 = Khoỏng = Khuổi = Suối = Xuôi = Xuyên 川= Quyến 圳 = Tuyền 泉 Chú thích: Kông là Sông, Mê Kông bổn nghĩa là Mẹ Sông.Tông 宗 bổn nghĩa là một nhánh chảy, sau dùng cho từ Tông Tộc là Dòng Họ. Dõng 涌 thường dùng chỉ dòng chảy bao quanh làm bảo vệ, như Dõng quanh thành Phiên Ngung. Kang 江 là tiếng Triều Châu đọc chữ Giang 江. Lộ 潞 là dòng nước, từ Lộ Thủy 潞 水, Lộ Giang 潞 江 sau thành tên riêng của hai con sông ở TQ. Kinh Lạc là những dòng chảy, được dùng thành từ chuyên môn chỉ hệ Kinh Lạc trong cơ thể. Linh 泠 sau được dùng riêng với ý là mát rượi. Mai 脈 là tiếng Hán đọc chữ Mạch 脈. Phai là tiếng Tày chỉ con mương, từ đôi Mương Phai, Mương Máng chỉ hệ thống thủy lợi. Khoỏng là tiếng Lào chỉ con Sông, Mè Khoỏng là Mê Kông, là Mẹ Sông, cũng còn gọi là Mè Nặm Khoỏng. Quyến 圳 bổn nghĩa là dòng nước (giải thích của học giả TQ), Thâm Quyến 深 圳 ở tỉnh Quảng Đông vốn là một làng chài, ở đó có dòng nước sâu nên mang tên Thâm Quyến.

Lạc 洛 là dòng sông, nên nội dung của nó là Lắm Nác, QT Lướt thì “Lắm Nác” = Lạc, QT Tơi-Rỡi thì Nác = Lạc, đều đúng cả. Chữ nho biểu ý viết chữ Lạc 洛 bằng chữ Nước (bộ Thủy氵) và chữ Các 各 ghép lại. Thủa xưa chữ nho viết dòng dọc thì thứ tự chữ viết từ trên xuống dưới còn thứ tự dòng xếp từ phải sang trái, nếu viết dòng ngang thì thứ tự chữ cũng xếp từ phải sang trái. Nhìn vào chữ Lạc 洛 xếp bằng chữ Các 各 bên phải, chữ Nước 氵 bên trái, đọc từ phải sang trái thì phải đọc là Các Nước. Còn nếu nhìn từ trái sang phải thì là nhìn lướt “Nước 氵 Các 各” = Nác = Lạc 洛. Như vậy đúng như nội dung của nó là Lạc 洛. Cho nên từ ghép “Lạc” Việt = “Lắm Nác” Việt = “Trăm Nác” Việt = Bách 百 Việt 越. Từ Bách mang nghĩa là nhiều, dùng cho số học thì nó chỉ con số cụ thể 100. Bách mang nghĩa là nhiều vì từ nguyên của nó là do từ Prăm của ngôn ngữ Môn - Khơ Me: Prăm = Năm = Lắm = Trăm = Bẵm = Bẫm = Bách 百 ( Trăm Bẵm = Chăm Bẵm nghĩa là lo vun vén cho nhiều, Vớ Bẫm nghĩa là vơ vét được nhiều). Sở dĩ từ Prăm diễn biến ý thành “nhiều” vì nó là con sô 5, là số lớn nhất trong hệ đếm ngũ phân của tiếng Khơ Me ( 1-2-3-4-5 là “Muôi” – “Tê” – “Pây” – “Buôn” – “Prăm”, sau đó đếm quay lại “Prăm Muôi” là 6 ). Lạc 洛 Việt 越 nghĩa là Bách 百 Việt 越. Riêng chữ Lạc 洛 còn có nghĩa là Sông. Cũng có chữ Lạc 駱 gồm ghép Mã 馬 và Các 各, đọc từ phải sang trái là lướt “Các 各 Mã 馬” = Cả, để chỉ cụ thể dòng sông, dòng sông đó là dòng Sông Cả, nho viết chữ Cả này là chữ Cơ 姬 . Sông Cả = Sông Cái = Sông Cơ. (Chữ Cơ 姬 này hoàn toàn biểu ý, không tá âm nào cả mà lại đọc là Cơ. Chữ Cơ 姬 này ghép bằng chữ Nữ 女 và chữ Thần 臣, mang nghĩa là Nữ Thần, đọc lướt thì “Nữ Thần” = Nôm = Nam. Mê Kông còn gọi là Mê Nam hay Mè Nặm . Thuyết Văn Giải Tự hướng dẫn đọc chữ Cơ là lướt “Cư 居 Chi 之” = Kỳ ; giải nghĩa: Hoàng Đế cư Cơ thủy, dĩ vi tính 黃 帝 居 姬 水,以 爲 姓 nghĩa là Hoàng Đế sống ở sông Cơ nên lấy Cơ làm họ. Đế là Nước, chữ Hoàng Đế tức là Đế Vàng = Nước Vuông = Nước Văn, tức nước Văn Lang). Sông là Mẹ. Mẹ = U. U Cơ = Âu Cơ 歐 姬. Đó là nguồn gốc của từ Mẹ Âu Cơ, là từ nền nông nghiệp lúa nước ven các dòng sông. Thời nguyên sơ là mẫu hệ nên có tục thờ “Mẹ Âu” = Mẫu 母.

liên kết website

đối tác

GIA PHUC SS Sunny mountain TC Kinh tế Châu Á - TBD